Gia hạn tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án từ VKSND TP HCM, toà án đã ra quyết định tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày để chờ xét xử.

Hôm nay (5-5), thời hạn tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, quê An Giang; cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) theo quyết định của VKSND TP HCM chính thức kết thúc.

Một nguồn tin xác nhận, trong ngày 28-4, sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án từ VKSND TP HCM, TAND cùng cấp đã ra quyết định tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày để chờ xét xử.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, hôm qua (4-5) TAND TP HCM đã phân công thẩm phán Bùi Đức Nam (Toà Hình sự) thụ lý, giải quyết vụ án.

Theo cáo trạng, VKSND TP HCM truy tố bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm là tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (cựu giảng viên Trường đại học Luật TPHCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (cựu trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (cựu Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam) cùng tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Cáo trạng thể hiện bà Nguyễn Phương Hằng đã thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của 10 cá nhân gồm: Võ Nguyễn Hoài Linh, Nguyễn Thị Mỹ Oanh, Đặng Thị Hàn Ni, Nguyễn Đức Hiển, Trần Thị Thủy Tiên, Lê Công Vinh, Huỳnh Minh Hưng, Đinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Thị Việt Hà (tổng cộng 10 người).

Đối với ông Đặng Anh Quân đã tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với bà Hằng trong 11 buổi livestream của bà Hằng cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, trong buổi livestream ngày 24-12-2021, ông Quân đã phát ngôn có nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của ông Võ Nguyễn Hoài Linh.

Bà Nguyễn Phương Hằng

Bà Nguyễn Phương Hằng

Đối với Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân đã thực hiện hành vi tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội, kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet; thông báo thời gian, chủ đề livestream, chuẩn bị nội dung, sân khấu để bà Hằng livestream và đăng tải các bài viết của bà Hằng lên các trang mạng xã hội, theo chỉ đạo của bà Hằng.

Cũng theo cáo trạng, đối với các ông Nguyễn Đình Kim, Phạm Hoàng Khang là chủ kênh YouTube tên "Lang Thang Đường Phố", Huỳnh Tấn Lợi là chủ kênh YouTube tên "Vlogs Trúc Ngân", Võ Minh Điển là chủ kênh YouTube tên "Điền Võ"; Ngũ Lùn là chủ kênh YouTube "Bánh Mỳ Đây", Nguyễn Việt Anh là chủ kênh YouTube tên "Chuyện đời thường"; Nguyễn Văn Việt là chủ kênh YouTube tên "Trai Đồng Bằng", do hành vi chưa đủ cơ sở xử lý hình sự nên Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã có văn bản chuyển kèm tài liệu liên quan đến Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao để xử lý theo thẩm quyền.

Đối với việc bà Nguyễn Phương Hằng tổ chức tố cáo các ông, bà: Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ, Nguyễn Thị Mỹ Oanh, Huỳnh Minh Hưng, Trần Thị Trang, Đinh Thị Lan và những người đăng ký quản lý, sử dụng các tài khoản Facebook tên "Đàm Ngọc Tuyên", "Huỳnh Ngọc Thiên Hương", "Xóm nhiều chuyện", "Giác Tịnh Nhân", "Maria Trần", "Đinh Thu Hiền", "Vô Thường", "Đinh Lan" và các tài khoản Youtube tên "Kim Mao TV Hoàng Ngọc", "Hot News", "Happy Media", "Biên Niên tiểu sử", "Lan Đinh" về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đang điều tra để xem xét xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.