Gay cấn cuộc đua vào Nhà Trắng giữa bà Harris và ông Trump

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi chỉ còn khoảng 2 tháng rưỡi nữa là tới ngày tổng tuyển cử, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng càng trở nên quyết liệt và gay cấn.
Cuộc đua vào nhà Trắng đến hồi quyết liệt giữa bà Harris và ông Trump. Ảnh: NBC

Cuộc đua vào nhà Trắng đến hồi quyết liệt giữa bà Harris và ông Trump. Ảnh: NBC

Thời điểm này, cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đang bước vào giai đoạn nước rút.

Phát biểu trong ngày cuối cùng (22/8) của đại hội đảng Cộng hòa, bà Harris nói: ”Tôi hứa sẽ là Tổng thống của mọi người dân Mỹ. Tôi sẽ đặt lợi ích quốc gia trên cả lợi ích của đảng và cá nhân, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản thiêng liêng của nước Mỹ. Tôi sẽ là một tổng thống đoàn kết mọi người dân cùng với ước nguyện của mình, một tổng thống lãnh đạo và lắng nghe, thực tế và minh bạch và luôn đấu tranh cho người dân Mỹ”.

Phó Tổng thống Harris cũng nêu một số ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại của mình đồng thời chỉ trích đối thủ Donald Trump và coi ông Trump là mối đe dọa cho nền dân chủ Mỹ.

Nếu đắc cử, bà Harris sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của xứ cờ hoa kể từ khi lập quốc. Những cuộc thăm dò dư luận tại các bang chiến trường cho thấy bà Harris đã thu hẹp khoảng cách với ông Trump, thậm chí có nơi còn vượt ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Ngoài ra, hoạt động gây quỹ và số lượng người ủng hộ tại các cuộc vận động tranh cử đều cho thấy bà Harris đã làm thay đổi cục diện cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Donald Trump cũng đang tích cực tiến hành vận động tranh cử tại một số bang chủ chốt trong bối cảnh đang tìm cách điều chỉnh để phù hợp hơn trước bà Harris.

Ông Trump cam kết nếu đắc cử sẽ "mang đến sự bùng nổ kinh tế mới" cho Mỹ, nhưng nếu ông thua, nước này "suy thoái như năm 1929".

Trước khi đại dịch xuất hiện, kinh tế dưới thời Trump khá vững mạnh. Thực tế, khi nhậm chức năm 2017, ông thừa hưởng nền kinh tế vốn đã tích cực từ trước đó. Thị trường việc làm, thu nhập trung bình hộ gia đình và chứng khoán lúc này đều ghi nhận chuỗi tăng trưởng dài kỷ lục.

Ông Trump còn hứa hẹn tiếp tục chính sách giảm thuế mà ông khởi xướng năm 2017 và giúp Mỹ "trả hết nợ".

Cuộc đua song mã giữa bà Harris và ông Trump được dự báo sẽ diễn ra quyết liệt và gay cấn với trước mắt là cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên vào ngày 10/09. Đây sẽ là cơ hội để hai ứng cử viên thể hiện mình là lựa chọn hàng đầu của cử tri Mỹ với các ưu tiên chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể. Việc thể hiện tốt hơn có thể sẽ đem lại lợi thế cho các ứng viên trong việc giành được sự ủng hộ của cử tri.

Ngày 20/8, tỷ phú Elon Musk đã mở một cuộc bỏ phiếu nhỏ hơn trên mạng xã hội X. Ông Musk cho biết: "Vì nhiều người hỏi nên đây là một cuộc thăm dò siêu phi khoa học".

Theo kết quả được công bố hôm 21/8, với 5,8 triệu phiếu bầu, gần 3/4 số người tham gia xác nhận sẽ bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Trong khi đó, chỉ 1/3 bỏ phiếu chọn bà Kamala Harris làm Tổng thống.

Đầu tháng này, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết, ông sẽ cân nhắc dành cho tỷ phú - doanh nhân công nghệ Elon Musk một vị trí trong chính quyền nếu đắc cử. Ông Musk trả lời trên mạng xã hội X rằng "tôi sẵn sàng phục vụ".

Có thể bạn quan tâm

Thông qua 40 nghị quyết quan trọng

Thông qua 40 nghị quyết quan trọng

(GLO)- Sáng 11-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) bước vào ngày làm việc cuối cùng với phần chất vấn và trả lời chất vấn; đồng thời, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 40 nghị quyết quan trọng.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.