Vũ khí bí mật của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cựu Tổng thống Donald Trump không thể ngừng nhắc đến tiếng cười của Phó Tổng thống Kamala Harris vào tháng trước, ngay sau khi bà trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ.

Ông Trump nói tại một cuộc vận động tranh cử gần đây ở Michigan – Mỹ: "Tôi gọi bà ấy là Kamala hay cười. Mọi người đã bao giờ thấy bà ấy cười chưa? Mọi người có thể biết nhiều điều qua tiếng cười".

Bà Harris và ứng viên phó tổng thống đồng hành Tim Walz. Ảnh: Reuters

Bà Harris và ứng viên phó tổng thống đồng hành Tim Walz. Ảnh: Reuters

Ông Trump tiếp tục tung ra những đòn tấn công cá nhân mới vào đối thủ Kamala Harris hôm 17-8 khi các cuộc thăm dò mới cho thấy bà đã giành được những bước tiến lớn ở các bang chiến địa quan trọng trước Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào tuần tới.

Phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania, ông Trump bắt đầu bằng cách đổ lỗi cho Phó Tổng thống Harris đã gây ra tình trạng lạm phát "tàn khốc" - một trong những vấn đề lớn nhất của chiến dịch tranh cử - nhưng ông đã nhanh chóng đi chệch hướng, chế giễu tiếng cười của bà Harris.

Theo nhà nghiên cứu Eva Ullmann, bà Harris có thể ghi điểm bằng chiến thuật này, cùng với ứng viên phó tổng thống đồng hành hài hước không kém là ông Tim Walz.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này nhận định chiến dịch tranh cử của bộ đôi Đảng Dân chủ không chỉ là sự hài hước. Cả bà Harris và ông Walz có đường lối chính trị rõ ràng, sự hài hước của họ có điều gì đó rất chân thành và thực tế, có điều gì đó hấp dẫn và khiến đối thủ mất cảnh giác.

Theo bà Ullmann, lợi thế lớn mà hai ứng viên này có so với ông Trump về mặt hài hước là "họ không hề thiếu sự tôn trọng".

Theo đài Deutsche Welle, bà Ullmann tin rằng văn hóa hài hước và tiếng cười đang thay đổi. Trong khi đó, nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu tiếng cười Michael Titze cho rằng bà Harris có thể chỉ cần cười để xua tan những khía cạnh tiêu cực trong tiếng cười của người khác. Ông giải thích: "Bà ấy bị chỉ trích và sau đó bắt đầu cười sảng khoái theo cách làm suy yếu đối thủ của mình".

Cách cư xử vui vẻ của Kamala Harris cũng là một hình thức giao tiếp như kiểu "Hãy xem tôi làm thế nào và nếu bạn muốn, hãy đến với tôi và chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện phần việc còn lại".

Tuy nhiên, ông Titze cũng nói rõ rằng tiếng cười là do di truyền: "Chúng ta không thể học được sự hài hước, chúng ta không thể giả vờ hay ép buộc mình cười, vì như vậy sẽ trông gượng gạo. Khả năng phát triển khiếu hài hước của mỗi người là bẩm sinh".

Một cuộc thăm dò của New York Times/Siena College hôm 17-8 cho thấy bà Harris đã giành được nhiều lợi thế ở 4 bang mà ông Trump từng được cho là sẽ giành chiến thắng dễ dàng trước Tổng thống Joe Biden.

Theo cuộc thăm dò, bà đang dẫn trước ông Trump ở bang Arizona, Bắc Carolina và đã thu hẹp khoảng cách với cựu tổng thống ở Georgia và Nevada.

Theo Xuân Mai (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".