Bà Harris đưa ra đề xuất gì trong bài phát biểu quan trọng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 16.8 đã có bài phát biểu đầu tiên tập trung vào chính sách kinh tế với tư cách là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.

Trong bài phát biểu nói trên, bà Harris đã phác thảo các đề xuất cắt giảm thuế cho hầu hết người Mỹ, cấm "thổi giá" của các cửa hàng tạp hóa và xây dựng nhiều nhà ở với giá có thể dễ chấp nhận hơn.

Đây được xem là một phần của "nền kinh tế cơ hội" mà bà Harris dự định theo đuổi nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5.11, theo Reuters.

Phó tổng thống Mỹ và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris phát biểu tại thành phố Raleigh thuộc bang Bắc Carolina (Mỹ) ngày 16.8

Phó tổng thống Mỹ và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris phát biểu tại thành phố Raleigh thuộc bang Bắc Carolina (Mỹ) ngày 16.8

Bà Harris cam kết sẽ đưa ra khoản tín dụng thuế trẻ em mới lên tới 6.000 USD cho những gia đình có trẻ sơ sinh, cắt giảm thuế cho các gia đình có trẻ em và giảm chi phí thuốc theo toa.

Phó tổng thống Mỹ cũng kêu gọi xây dựng 3 triệu nhà ở mới trong và ưu đãi thuế cho những bên xây dựng nhà ở cho những người mua nhà lần đầu.

Bà Harris cho rằng nền kinh tế Mỹ đang mạnh nhưng giá cả vẫn còn quá cao, nhấn mạnh bà sẽ tập trung vào tầng lớp trung lưu với tư cách là tổng thống.

"Cùng nhau, chúng ta sẽ xây dựng thứ tôi gọi là nền kinh tế cơ hội. Xây dựng tầng lớp trung lưu sẽ là mục tiêu quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi vì tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng khi tầng lớp trung lưu mạnh, nước Mỹ sẽ mạnh", bà Harris nói với những người ủng hộ tại cuộc mít tinh ở thành phố Raleigh thuộc Bắc Carolina, một bang chiến địa mà bà hy vọng sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5.11.

Chương trình nghị sự của bà Harris có thể gặp phải sự phản đối từ cả các tập đoàn và Quốc hội Mỹ, vốn đã bác bỏ các đề xuất tương tự từ Tổng thống Joe Biden.

Bà Harris đang hướng đến mục tiêu tạo ra sự tương phản với đối thủ của bà trong cuộc bầu cử sắp tới là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump về các giá trị kinh tế chung, và cụ thể là về thuế.

Cựu Tổng thống Trump đã đề xuất mức thuế nhập khẩu mới trên diện rộng, một ý tưởng bị bà Harris phản đối. "Ông ấy muốn áp đặt thứ thực chất là thuế bán hàng quốc gia đối với các sản phẩm hằng ngày và nhu yếu phẩm cơ bản mà chúng ta nhập khẩu từ các quốc gia khác. Điều đó sẽ tàn phá người Mỹ", bà Harris lập luận.

Trong khi đó, hai cố vấn kinh tế của ông Trump là Kevin Hassett và Stephen Moore lập luận rằng những đề xuất của bà Harris sẽ thúc đẩy lạm phát và gây tổn hại đến nền kinh tế. Họ cho rằng đề xuất cấp tới 25.000 USD cho những người lần đầu mua nhà sẽ không có tác dụng gì nhiều ngoài việc đẩy giá nhà lên cao.

Đảng Cộng hòa chỉ trích ông Biden và bà Harris đã điều hành một nền kinh tế với giá cả tăng cao và cho rằng các chính sách của họ đã thúc đẩy lạm phát.

Các kế hoạch của bà Harris nhằm giải quyết vấn đề đó bằng cách thu hút một bộ phận lớn tầng lớp lao động mà thường đánh giá đảng Cộng hòa quản lý kinh tế tốt hơn, và lo lắng về cả chi phí cao hơn và triển vọng kinh tế của họ.

Một số chính sách của bà Harris, bao gồm cả chính sách về nhà ở và hàng tạp hóa, đã bị đảng Cộng hòa và một số nhóm ngành công nghiệp chỉ trích là mang chủ nghĩa dân túy thiếu cân nhắc và quá tự do.

Ủy ban Ngân sách Liên bang có trách nhiệm, một tổ chức chính sách công phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington D.C, ước tính kế hoạch kinh tế của bà Harris sẽ làm tăng thâm hụt thêm 1.700 tỉ USD trong một thập niên, theo Reuters.

Theo Văn Khoa (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Venezuela bắt giữ 14 người nước ngoài và lượng lớn vũ khí trong âm mưu gây bất ổn chính trị

Venezuela bắt giữ 14 người nước ngoài và lượng lớn vũ khí trong âm mưu gây bất ổn chính trị

(GLO)- Bộ trưởng Nội vụ, Tư pháp và Hòa bình Venezuela Diosdado Cabello cho biết, trong một chiến dịch tình báo, lực lượng chức năng nước này đã bắt giữ 14 người nước ngoài và tịch thu hơn 400 khẩu súng trường, súng lục được sử dụng trong âm mưu gây bất ổn chính trị đất nước.
Nga - Ukraine trao đổi tù binh quy mô lớn

Nga - Ukraine trao đổi tù binh quy mô lớn

Nga và Ukraine đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn trong ngày 14/9, với số tù binh được trả tự do lên đến 206 người. Cuộc trao đổi diễn ra sau quá trình đàm phán do Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) làm trung gian.