Gặp gỡ nữ sinh 10X xứ Thanh đỗ học bổng du học Mỹ hơn 5 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phạm Hương Giang – học sinh lớp 12 chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá) là một trong 2 học sinh của trường đoạt được học bổng toàn phần du học Mỹ. Được 5 trường đại học Mỹ báo kết quả trúng tuyển với học bổng cao nhưng Hương Giang đã quyết định du học Trường Đại học Mount Holyoke với mức học bổng 55.000 USD/năm (khoảng 5,1 tỉ đồng). Lao Động có cuộc trao đổi nhanh với cô nữ sinh xinh đẹp, học giỏi này.

Phạm Hương Giang - học sinh chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá). Ảnh: X.H
Phạm Hương Giang - học sinh chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá). Ảnh: X.H


Chào Hương Giang, chúc mừng em đã đạt được học bổng toàn phần du học ở Trường Đại học Mount Holyoke. Vì sao em lại chọn học ở đây?

- Từ khi em còn bé, bố em thường nghe tin tức qua các kênh như CNN nên em cảm thấy nước Mỹ thật là rộng lớn, có biết bao điều mình có thể khám phá nếu được du học. Em đã rất thích du học Mỹ nhưng ý tưởng du học Mỹ ở thời điểm ấy khá xa vời và ngoài tầm với. Tuy nhiên, vào lớp 11, sau khi thi chứng chỉ IELTS đạt 8.0, em mới có đủ tự tin để bắt đầu nộp hồ sơ du học.

 

Cô học trò giỏi giang, xinh đẹp. Ảnh: NVCC
Cô học trò giỏi giang, xinh đẹp. Ảnh: NVCC


Con đường đó được thực hiện thế nào? Có dễ dàng với em?

- Thật sự việc chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ không hề dễ dàng, nhất là đối với học sinh ở tỉnh lẻ như em. Ngoài việc học tập tốt ở trường, tham gia hoạt động ngoại khóa, thi các chứng chỉ,… em còn viết bài luận nộp cho các trường. Theo em, đây là phần quan trọng nhất của bộ hồ sơ vì các bài kiểm tra chỉ thể hiện năng lực của mình ở một thời điểm, còn bài luận thể hiện cá tính, con người và tiềm năng của một ứng viên. Sau khi nộp hồ sơ cho một số trường, kết quả có 5 trường gửi kết quả báo trúng tuyển với học bổng cao.

Nội dung bài luận của em là gì?

- Bài luận của em nói về việc tham gia hoạt động tranh biện đã thay đổi cách em giải quyết vấn đề như thế nào. Theo đó, khi tham gia tranh biện, em luôn nghĩ rằng mọi thứ có thể giải quyết theo tư duy logic. Đứng trước một sự lựa chọn, em luôn cân nhắc cái lợi và cái hại của nó. Ví dụ như khi học lịch sử, em luôn suy nghĩ tại sao sự kiện này xảy ra, sự kiện này xảy ra thì sẽ dẫn đến vấn đề gì,… Tuy nhiên, khi tổ chức trại hè tranh biện, là ban tổ chức, em phải giải quyết nhanh nhiều vấn đề phát sinh, phải giao tiếp với rất nhiều người khác nhau. Nếu cứ áp dụng tư duy tranh biện để cân nhắc cái lợi và cái hại trong các quyết định và lời nói đồng thời cầu toàn khi giải quyết vấn đề thì đôi lúc sẽ chậm trễ và không đạt hiệu quả. Em nhận ra rằng tư duy logic không thể giải quyết được mọi vấn đề. Trong cuộc sống, đôi khi mình cần phải có tư duy cảm tính nữa. Qua sự kiện ấy, em nhận ra rằng mình không nên giới hạn bản thân vào một hình tượng sẵn có. Trong tương lai, em cần phải luôn chấp nhận và dung hòa những lối tư duy mới để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.


 

Trại hè tranh biện - hoạt động bổ ích của CLB tiếng Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn, Hương Giang là thành viên Ban Tổ chức. Ảnh: NVCC
Trại hè tranh biện - hoạt động bổ ích của CLB tiếng Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn, Hương Giang là thành viên Ban Tổ chức. Ảnh: NVCC


Ở Việt Nam, nhiều trường đại học có khoa Quan hệ quốc tế, vì sao em lại chọn sang Mỹ để học chuyên ngành này?

- Em muốn học hỏi, tiếp thu kiến thức từ trường học mang tầm quốc tế để nhìn nhận các vấn đề rộng mở và đa chiều. Hơn nữa, được học với nhiều bạn bè trên thế giới, tiếp xúc với sự đa dạng về văn hoá, quan điểm sẽ giúp em có kiến thức và kỹ năng tốt hơn cho công việc sau này.

Một lời khuyên cho các bạn trẻ muốn đạt được học bổng, em sẽ nói gì?

- Phải chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu về học thuật, ngoại ngữ và đặc biệt là tư duy sáng tạo, sự tự tin, sự quyết tâm và tinh thần khao khát tìm kiếm chân trời mới để khẳng định mình.

Một lần nữa chúc mừng em.

 

XUÂN HÙNG (thực hiện)
(Dẫn nguồn LĐO)

https://laodong.vn/giao-duc/gap-go-nu-sinh-10x-xu-thanh-do-hoc-bong-du-hoc-my-hon-5-ti-dong-906383.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.