EVN dừng tiếp nhận yêu cầu về đấu nối điện Mặt Trời mái nhà sau 31/12

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện Mặt Trời tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020.

 Lắp đặt hệ thống điện măt trời cho hộ dân ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)
Lắp đặt hệ thống điện măt trời cho hộ dân ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)


Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện Mặt Trời tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020 và đến nay chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương.  

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đã có văn bản cho biết, hiện nay, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu các mô hình, quy mô và giá mua bán điện tương ứng cho từng loại hình điện Mặt Trời mái nhà và dự kiến trong quý 1 năm 2021 sẽ báo cáo Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích điện Mặt Trời mái nhà cho giai đoạn tiếp theo.

Do vậy, kể từ 0h00 ngày 1/1/2021 trở đi, loại hình và giá mua bán điện đối với điện Mặt Trời mái nhà chưa được xác định.  

Trong thời gian chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, các Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc EVN sẽ chốt danh sách các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà (đã hoàn thành lắp đặt toàn phần hoặc một phần hệ thống) vào vận hành thương mại đến thời điểm 24h00 ngày 31/12/2020.

Đối với các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà vào vận hành một phần hệ thống đến thời điểm 24h00 ngày 31/12/2020, các Công ty Điện lực sẽ lập biên bản xác nhận với chủ đầu tư về quy mô công suất của phần hệ thống đã vào vận hành.

Các công ty điện lực sẽ dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020 cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các công trình điện Mặt Trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020, các đơn vị điện lực sẽ không ghi nhận điện năng phát lên lưới và không mua điện khi chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ.

Theo số liệu cập nhật, đến ngày 25/12/2020 đã có 83.000 công trình điện Mặt Trời mái nhà được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 4.700 MWp. Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ điện Mặt Trời mái nhà lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,13 tỷ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

EVN cam kết sẽ luôn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện Mặt Trời mái nhà nói riêng theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.