Đường đến trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong đời có bao con đường ta đã đi qua. Mỗi con đường mang sắc màu của thời gian khác nhau, hình hài khác nhau, cảm xúc khác nhau. Với những đứa trẻ miền núi, vùng sâu, vùng xa, đường đến trường là cả một câu chuyện dài.

 

Bắt đầu với những con đường mòn do đi mãi mà thành cheo leo vách núi. Với khách du lịch hay những nghệ sĩ nhiếp ảnh, đó là những cung đường đẹp, nên thơ. Tuy nhiên, với thầy cô và học sinh miền núi thì nó là con đường lầy lội vào mùa mưa và khô không khốc, rắn như đá vào mùa khô kiệt. Con đường mòn mỏi những bước chân. Những ngày đầu đến lớp, cũng như bao đứa trẻ khác, trẻ em miền núi cũng náo nức, rộn ràng niềm vui. Sau những cung đường dài mỏi mệt, bàn chân đặt lên nền đất nơi cổng trường quen thuộc là thấy một sự hồi hộp trào dâng. Rồi tháng ngày qua, khi đã quen với từng con dốc, từng phiến đá, ánh nhìn thân thuộc với mỗi gốc cây, khóm cỏ… lại thấy yêu mến biết bao con đường đến trường.

 Minh họa: huyền trang
Minh họa: huyền trang



Với những đứa trẻ chăm học, hiểu bài thì đường xa ngắn lại; còn với đứa không theo kịp chương trình, đường đã dài lại còn dài mãi, đi hoài mà trường vẫn còn xa… Nhiều cháu nhỏ đã từ bỏ mái trường trong nỗi chạnh lòng, ngậm ngùi và cam chịu. Càng lên lớp trên, lớp thưa vắng dần. Tôi thấy nỗi buồn trong mắt thầy-cô giáo, thấy sự lo lắng của cha mẹ những đứa trẻ tội nghiệp.

Con đường đến trường còn là con đường vượt hàng chục, hàng trăm cây số của thầy-cô giáo “cắm bản”, những người thầm lặng “gieo chữ” trên non, những người mang theo sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt tình và tình yêu thương vô hạn đến với những đứa trẻ nơi xa xôi. Trong bài văn về người mà em kính yêu, có cậu nhóc hồn nhiên viết: “Thầy em về xuôi, em trèo lên cây cao trông theo thầy. Thầy nhỏ dần, nhỏ dần, đến khi nhỏ bằng con chó nhỏ thì em mới về nhà. Nước mắt ướt áo em”. Tình cảm hồn nhiên chân thật của cậu trò nhỏ sao dễ thương lạ. Mới hiểu vì sao bao thầy-cô giáo đã không quản khó khăn mà gắn bó với núi rừng hun hút xa.

Đằng sau đường đến trường là một con đường khác, cũng dài không kém của người cha người mẹ lên nương lên rẫy để lo cho con trẻ có cái ăn, cái mặc. Con đường ấy gian nan vất vả và bấp bênh với sự trồi sụt của giá nông sản, thực phẩm. Từ những hôm trời chưa rạng sáng, nhiều bà mẹ đã gùi rau quả ra chợ phiên để đổi lấy mắm muối cho cả nhà, quần áo và sách vở cho con kịp vào năm học mới. Nhiều người cha với những chiếc xe thồ hàng mà người ta thường gọi “công ty hai sọt” chở biết bao nhiêu là hàng hóa đến từng ngõ ngách xóm thôn để lo cái ăn, cái mặc cho gia đình. Tất cả sự mưu sinh khi ồn ào náo nhiệt, khi âm thầm lặng lẽ đều hướng về một mục tiêu: Đường đến trường của con. Đó là áp lực của cha mẹ với đủ khoản phải lo. Đường của trẻ có thể là gần, có thể là xa, còn đường của mẹ cha thì dài đằng đẵng.

Từ trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, nhiều cháu nhỏ đã có được chìa khóa mở cánh cửa vào thế giới tri thức-hành trang quan trọng để vào đời. Đã, đang và sẽ có những nông dân giỏi, những bác sĩ, kỹ sư, những nhà lãnh đạo… trưởng thành từ sự tận tụy hy sinh của cha mẹ, thầy cô.

Bây giờ, nhiều ngôi trường mới đã được xây dựng ở từng làng xa, cái chữ được “gieo” ở ngay nơi ngày xưa là “rừng thiêng nước độc”. Trường lớp khang trang hơn, đời sống của mẹ cha và thầy-cô giáo đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn đó bao lo toan, trăn trở. Dẫu vậy, đường đến trường của con trẻ vẫn là con đường của niềm vui. Niềm vui của con trẻ cũng là niềm vui của mẹ cha, ông bà và của xã hội. Đó là con đường khai tâm, khai trí, là con đường đi đến tương lai.

ĐẶNG MINH SÁNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.