“Được gần bên Bác thảo nào cá ngoan”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi còn nhớ, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, ngày 15-11-1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh phát động phong trào “Ao cá Bác Hồ”, lấy ao cá của Bác ở Phủ Chủ tịch làm kiểu mẫu.

Hưởng ứng sự kiện này, hầu khắp địa phương trong cả nước tổ chức đào ao nuôi cá nước ngọt, có biển hiệu ghi trang trọng dòng chữ “Ao cá Bác Hồ” gắn bên bờ ao, hồ. Và sau nhiều năm triển khai, cuộc vận động đã đem lại nhiều lợi ích như lời Bác dặn: “...Bác mong muốn các địa phương trong cả nước phát triển nghề nuôi cá để cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế từng hộ nông dân, góp phần nâng cao đời sống của toàn xã hội” (Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch-Hà Nội, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông-2021).

Trong quần thể Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch có nhiều di tích ngoài trời như: vườn cây, đường xoài, những cây dừa trước nhà sàn, cây vú sữa miền Nam, cây bụt mọc, cây đa kiên trì... Trong đó, đặc biệt có Ao cá Bác Hồ-từ rất lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương đi vào ký ức của du khách trong và ngoài nước mỗi khi có dịp về thăm Thủ đô Hà Nội và Khu di tích tại Phủ Chủ tịch.

Ao cá Bác Hồ trong Khu di tích vốn là một ao tù, nước đọng. Khi còn là khu vườn của Toàn quyền Đông Dương, các vật nuôi trong khu vực hay tới đây uống nước, bơi lội vào những ngày hè nắng nóng. Khi về ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch, Bác đã nhắc anh chị em phục vụ cải tạo lại thành ao nuôi cá để góp phần cải thiện bữa ăn và làm cho môi trường trong khu vực thêm trong lành.

Sau khi cải tạo, xây dựng lại, ao có mặt thoáng rộng trên 3.300 m2, nơi sâu nhất khoảng 3 m. Trong ao có nhiều loại cá được Bác Hồ và anh chị em phục vụ nuôi như: trắm, chép, mè, rô phi... để có thể tận dụng nguồn thức ăn của các loại cá ở các tầng nước khác nhau.

ao-ca-bac-ho-giaoducvietnam.jpg
"Ao cá Bác Hồ" nằm trong khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet

Cô hướng dẫn viên kiêm thuyết minh tên Hường nhỏ nhẹ kể về chuyện Bác Hồ cho cá ăn mỗi ngày bằng chất giọng xứ Nghệ. Tôi hỏi thăm cô ấy về chuyện Bác Hồ vỗ tay thì cá tụ về cầu ao để Bác cho chúng ăn; rồi có những lúc Bác đi công tác xa, nhiều ngày cá không nghe tiếng vỗ tay của Bác, chúng có lẽ rất buồn, mà tiếng vỗ tay của anh chị em phục vụ thì đàn cá chẳng hề quan tâm nghe theo.

Cô hướng dẫn viên cười “đính chính”: Hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều, Bác ra cầu ao trước nhà sàn cho cá ăn. Thức ăn cho cá chủ yếu là cám gạo và cơm dư trộn lẫn, được anh chị em phục vụ phơi khô, đựng vào một chiếc hộp để bên cạnh cầu ao. Trước khi cho cá ăn, Bác vỗ tay gọi cá, lâu dần tiếng vỗ tay của Bác đã thành phản xạ có điều kiện, cho nên khi nghe tiếng vỗ tay (của Bác) đàn cá bơi về cầu ao đợi Bác cho ăn. Mỗi khi “có sự kiện” thu hoạch cá, Bác nhắc anh chị em phục vụ đem chia cho các bộ phận cùng cải thiện bữa cơm.

Cô hướng dẫn viên còn bổ sung nhiều điều mà tôi muốn tìm hiểu tư liệu để khi có dịp thì kể lại với mọi người: Sinh thời, Bác chăm đàn cá rất chu toàn. Từ khi có ao cá, dù bận đến thế nào, sau giờ làm việc, Bác cũng ra cầu ao gọi cá cho ăn. Đàn cá chỉ nổi lên kéo đến cầu ao mỗi khi nghe tiếng vỗ tay quen thuộc của Bác. Có lần, Bác đi công tác nước ngoài lâu ngày, những người phục vụ cho cá ăn theo cách Bác vẫn làm nhưng đàn cá có vẻ như không “vui” mà đói thì phải ăn thôi vậy (?).

Khi đi công tác về, Bác ra cầu ao gọi cá, lác đác rồi bầy cá cũng về nhưng mãi không thấy những con cá đầu đàn đâu cả. Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ (thư ký riêng của Bác) xem tại sao không thấy con cá gáy đỏ về ăn như mọi khi. Bác bảo: “Chú ạ, có mấy con cá quen mà Bác vỗ tay gọi mãi chẳng thấy nó về. Chắc chú nào bắt mất rồi!”.

Bác nói vậy nhưng thực ra Bác biết ao cá vẫn còn nguyên, chỉ có điều lâu ngày không được nghe tiếng vỗ tay của Bác nên cá đầu đàn không còn thói quen cũ. Qua đây, Bác nhắc với những người phục vụ: “Con người ta cũng vậy, để tạo thói quen tốt phải đòi hỏi sự kiên trì và khổ công rèn luyện. Thói quen xấu thì tiếp thu nhanh lắm!”.

Chuyện về Ao cá Bác Hồ trong Khu di tích tại Phủ Chủ tịch đã để lại trong lòng khách thập phương nhiều cảm xúc. Những ký ức về Bác với bao câu chuyện rất giản dị, nhẹ nhàng nhưng đầy tình yêu thương con người, thiên nhiên và cuộc sống.

“Được thăm Ao cá Bác Hồ/Chúng em mừng quá reo hò vỗ tay/Cá mè, cá chép, cá chày/Bỗng dưng rẽ nước bơi đầy mặt ao/Em nghe mấy bạn thì thào/Được gần bên Bác thảo nào cá ngoan”-những câu thơ của cố nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký như nói thay tấm lòng yêu kính Bác Hồ của các cháu học sinh mọi miền khi về thăm Khu di tích, thăm Ao cá Bác Hồ ở Thủ đô.

Ngày nay, mặc dù phong trào “Ao cá Bác Hồ” đã gần như không còn duy trì ở các địa phương nữa, song ký ức một thời phong trào ấy vẫn nguyên vẹn trong tôi mỗi khi nghĩ về.

Có thể bạn quan tâm

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nuôi chữ, dưỡng tâm

(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.

Nấm mối thường mọc vào tháng 5, 6 hàng năm. Ảnh: L.H

Mùa “săn” nấm mối

(GLO)- Khoảng tháng 5, 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống, mặt đất mềm ẩm cũng là lúc người dân Gia Lai bước vào mùa “săn” nấm mối. Đây là “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng, mỗi năm chỉ đôi ba lần.

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích cho địa phương. Ảnh: Minh Châu

Xã Phú Cần đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh và tổ chức lễ giỗ tiền hiền

(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Chiếc máy đánh chữ. Ảnh: nguồnbaogialai.com.vn

Chiếc máy đánh chữ

(GLO)- Những chiếc máy đánh chữ quen thuộc một thời đã trở nên xưa cũ, thậm chí mất tăm mất dạng, có chăng chỉ còn hiện diện trong tiệm lạc xoong, đồ cũ dành cho giới sưu tầm tìm đến “níu kéo” quá khứ.

null