Đức Cơ gìn giữ, tôn tạo các di tích lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) có diện tích hơn 6 ha. Hàng năm, huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của di tích này để người dân hiểu và chung sức gìn giữ, tôn tạo. Mới đây, huyện Đức Cơ cũng đã có kế hoạch xây dựng hoa viên đồi Chư Ty với các hạng mục: sân bê tông, bia di tích, bậc thang lên đồi, vườn cây, đài phun nước, hệ thống điện chiếu sáng, bãi đậu xe... với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng.
Cùng chúng tôi tham quan khu di tích, cựu chiến binh Trần Quang Nhận (tổ 2, thị trấn Chư Ty) cho hay: “Chiến thắng Đồn Chư Ty vào năm 1954 có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, khi UBND huyện chủ trương xây dựng hoa viên đồi Chư Ty, người dân rất ủng hộ. Công trình được xây dựng không chỉ bày tỏ lòng tri ân thế hệ đi trước mà còn là nơi để thế hệ trẻ tìm hiểu lịch sử. Vì lẽ đó, mỗi lần huyện tổ chức họp lấy ý kiến xây dựng hoa viên, tôi đều tham gia. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở người dân, nhất là các thanh-thiếu niên biết trân trọng, bảo vệ di tích”.
Rời khu di tích Chiến thắng Chư Ty, chúng tôi tới thăm di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ (xã Ia Kla). Di tích vừa được huyện Đức Cơ tôn tạo để tổ chức lễ đón bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. Anh Nguyễn Văn Hùng-Chuyên viên Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đức Cơ-cho hay: Công trình do Ban liên lạc Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) kêu gọi đóng góp xây dựng năm 2018 từ nguồn vốn xã hội hóa. Từ khi công trình đưa vào sử dụng, hàng năm, huyện Đức Cơ chi khoảng 70 triệu đồng để bảo vệ, tôn tạo.
“Diện tích của di tích rộng 593 m2 nhưng có một phần còn thuộc đất sản xuất của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) chưa bàn giao cho huyện. Khi Công ty bàn giao, huyện sẽ tiếp tục làm hàng rào bảo vệ và trồng thêm cây xanh tạo không gian xanh mát cho khuôn viên di tích”-anh Hùng cho hay.
Bia di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ. Ảnh: Hồng Thương
Bia di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ. Ảnh: Hồng Thương
Ông Võ Sỹ Bình-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đức Cơ-cho biết: Trên địa bàn huyện có 3 di tích lịch sử gồm: di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ, di tích Chiến thắng Chư Ty và di tích lịch sử “Cuộc nổi dậy phá Trại giam Cuty-Chư Drông”. Trong đó, di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ và di tích Chiến thắng Chư Ty đã được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
“Các di tích này đều được khoanh vùng bảo vệ, riêng công trình di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ hàng năm đều được chúng tôi hợp đồng với các đơn vị, cá nhân để bảo vệ, tôn tạo, tu bổ và đặc biệt là chuẩn bị các lễ dâng hoa, dâng hương khi có đoàn tới tham quan”-ông Bình cho hay.
Trao đổi với P.V, ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-thông tin: Việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu thêm về những địa danh lịch sử cũng như sự đóng góp, hy sinh của các thế hệ cha ông trong 2 cuộc kháng chiến. Vì vậy, huyện đang tích cực làm việc với các cơ quan, ban ngành để có những chủ trương cũng như tạo điều kiện về nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên nhằm duy tu, tôn tạo, sửa chữa sao cho xứng với tầm vóc lịch sử của từng công trình.
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...