Đức Cơ: Chăm lo nạn nhân da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ sự chăm lo, giúp đỡ của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Đức Cơ, Gia Lai nhiều nạn nhân và gia đình đã phần nào giảm áp lực bệnh tật, vượt qua nghịch cảnh để vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Theo thống kê, huyện Đức Cơ có 1.278 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nhưng mới chỉ có 168 người được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước. Hầu hết nạn nhân đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người không có khả năng lao động. Ông Lê Khả Hòa-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện, cho biết: Nhiều năm qua, bên cạnh việc củng cố tổ chức, Hội luôn chú trọng vận động xây dựng quỹ Hội, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân.

 

Tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam. Ảnh: Đ.Y
Tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam. Ảnh: Đ.Y

Từ năm 2012 đến nay, Hội đã nhận được sự đóng góp (tiền và vật chất) trị giá gần 1,6 tỷ đồng. Từ đó, Hội phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ huyện thực hiện dự án chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, vốn phát triển kinh tế cho 51 nạn nhân chất độc da cam/dioxin với tổng số tiền 420 triệu đồng. Gần 6 năm qua, Hội đã đứng ra vận động, kêu gọi doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây mới 6 căn nhà tình thương tặng 6 gia đình nạn nhân chất độc da cam với tổng kinh phí 355 triệu đồng. Vào dịp lễ, Tết, Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10-8), Hội đều tổ chức tọa đàm, thăm hỏi, tặng hàng ngàn suất quà, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất không tính lãi, hỗ trợ nuôi dưỡng thường xuyên 11 cháu bị nhiễm chất độc da cam.

Là một trong hàng trăm nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất từ năm 2012 đến nay, ông Rơ Mah Hoan (làng Núk, xã Ia Kriêng) cho biết, bản thân ông bị nhiễm chất độc da cam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau khi lập gia đình, ông sinh 4 người con thì có 2 người bị nhiễm chất độc da cam nên đời sống kinh tế gia đình vô cùng khó khăn, trong khi thu nhập chính chỉ trông chờ vào gần 1 ha cà phê. Năm 2012, ông được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện hỗ trợ 10 triệu đồng để phát triển sản xuất. Số tiền này, gia đình ông dành mua phân bón chăm sóc vườn cà phê. “Thấy gia đình tôi phát huy tốt nguồn vốn hỗ trợ, Hội tiếp tục cho vay 10 triệu đồng không tính lãi trong 5 năm. Có thêm vốn, tôi mua 4 con bò. Đến nay, đàn bò phát triển thành 7 con. Bằng sự hỗ trợ này, gia đình tôi có điều kiện vươn lên thoát nghèo”-ông Hoan chia sẻ.

 

Ảnh: Đ.Y
Ảnh: Đ.Y

Trong căn nhà khang trang vừa được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện vận động xây tặng, ông Rơ Lan Ding (thôn Thanh Tân, xã Ia Krêl) xúc động bày tỏ: “Tôi rất mừng khi có được ngôi nhà này. Trước đây, chúng tôi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ tốc mái, sập nhà”. Là một người lính tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ông Ding phục viên trở về địa phương xây dựng gia đình. Vợ chồng ông sinh được 3 người con thì 1 người bị nhiễm chất độc da cam, 1 người bị khuyết tật thường xuyên đau ốm. Vợ chồng ông làm được bao nhiêu đều lo thuốc men chữa trị cho con. Thấy hoàn cảnh kinh tế gia đình ông quá khó khăn, Hội tặng 1 con bò giống vào năm 2015, đến giờ đã phát triển thành 3 con. “Nhờ sự hỗ trợ của Hội mà nỗi đau của gia đình tôi như được sẻ chia, giảm nhẹ”-ông Ding trải lòng.

Ông Lê Khả Hòa-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện: Với gia đình cũng như nạn nhân chất độc da cam/dioxin, cái nghèo luôn đeo bám bởi họ không đủ sức khỏe để lao động, lại thường xuyên đau ốm, chi phí thuốc men trở thành gánh nặng. Vì thế, họ rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Trong giai đoạn 2018-2023, chúng tôi phấn đấu vận động trên 2 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ các nạn nhân. Phấn đấu hàng năm có 50% đối tượng được hỗ trợ; mỗi năm vận động xây tặng 2 nhà tình nghĩa cho gia đình nạn nhân da cam.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Gia cảnh éo le của em Rah Lan Thư

Gia cảnh éo le của em Rah Lan Thư

(GLO)- Bố bị hoại tử xương đùi nhưng phải dừng việc điều trị để dành tiền cho con gái Rah Lan Thư chữa căn bệnh hiểm nghèo Lupus ban đỏ. Tình cảnh éo le của gia đình em đang rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng.

Tặng 250 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Trang

Tặng 250 suất quà cho người nghèo, khó khăn xã Trang

(GLO)- Ngày 9-3, Hội Chữ thập đỏ huyện Đak Đoa phối hợp với Đoàn từ thiện Chùa Vạn Thông (TP.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và UBND xã Trang tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn tại địa phương.

Tặng 800 suất quà cho hộ nghèo, người khuyết tật các huyện Ia Pa, Chư Prông, Ia Grai và Chư Păh

Tặng 800 suất quà cho hộ nghèo, người khuyết tật các huyện Ia Pa, Chư Prông, Ia Grai và Chư Păh

(GLO)- Trong 2 ngày (ngày 6 và 7-3), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai, Hội Chữ thập đỏ các huyện: Ia Pa, Chư Prông, Ia Grai và Chư Păh phối hợp với Đoàn từ thiện Phước Huệ (TP. Hồ Chí Minh) cùng chính quyền địa phương tổ chức tặng quà cho hộ nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật.

Anh Lê Văn Bài được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện. Ảnh: Đ.Y

Lê Văn Bài, gương sáng hiến máu cứu người

(GLO)- Từ năm 2008 đến nay, anh Lê Văn Bài-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Pết (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã 25 lần hiến máu tình nguyện (HMTN). Năm 2024, anh được tôn vinh là 1 trong 17 người hiến máu tiêu biểu toàn tỉnh và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.