Đột quỵ đang gia tăng ở người trẻ, khoa học phát hiện liên quan đến nhóm máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghiên cứu mới, được công bố hôm 31.8 trên tạp chí nghiên cứu thần kinh Neurology đã phát hiện những người trẻ nhóm máu A có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Đáng ngạc nhiên là ngày càng có nhiều người trẻ bị đột quỵ và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân tại sao.

Hiện các nhà nghiên cứu từ Đại học Maryland (Mỹ) gợi ý rằng nhóm máu có thể là câu trả lời cho câu hỏi đang được quan tâm này.

Nghiên cứu, do tiến sĩ Steven J. Kittner, Giáo sư thần kinh học tại Trường Y Đại học Maryland, dẫn đầu đã phân tích tổng hợp 48 nghiên cứu khác nhau về di truyền và đột quỵ do thiếu máu cục bộ tắc nghẽn lưu lượng máu đến não, xảy ra ở người trẻ.

 

Nghiên cứu mới đã phát hiện những người trẻ nhóm máu A có thể có nguy cơ đột quỵ cao nhất. Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu mới đã phát hiện những người trẻ nhóm máu A có thể có nguy cơ đột quỵ cao nhất. Ảnh: Shutterstock


Tổng cộng, nghiên cứu bao gồm 17.000 bệnh nhân đột quỵ và 600.000 người khỏe mạnh làm đối chứng.

Các nhà khoa học đã xem xét tất cả các nhiễm sắc thể thu thập được để tìm bất kỳ biến thể di truyền nào liên quan đến đột quỵ.

Cuối cùng họ đã tìm ra mối liên quan giữa đột quỵ khởi phát sớm trước tuổi 60 và vùng nhiễm sắc thể chứa gien xác định nhóm máu.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ cao hơn ở nhóm máu A.

Và người trẻ nhóm máu O ít bị đột quỵ nhất, theo Study Finds.

Nhưng đối với trường hợp đột quỵ ở người lớn tuổi thì không cho thấy những kết quả này.

Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở mọi lứa tuổi - kể cả trẻ tuổi và lớn tuổi - lại cao nhất ở nhóm máu B, theo Study Finds.

Nhìn chung, sau khi loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, nhóm nghiên cứu nhận thấy:

Người trẻ nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16% so với các nhóm máu khác.

Ngược lại, người trẻ nhóm máu O có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 12%, theo Study Finds.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân có thể liên quan đến các yếu tố đông máu như tiểu cầu và tế bào cấu tạo thành mạch máu cũng như các protein lưu thông máu khác, tất cả đều góp phần tạo ra sự khác biệt này, tiến sĩ Kittner giải thích.

 

Và người trẻ nhóm máu O ít bị đột quỵ nhất. Ảnh: Shutterstock
Và người trẻ nhóm máu O ít bị đột quỵ nhất. Ảnh: Shutterstock


Số người trẻ bị đột quỵ đang tăng lên. Họ có nguy cơ tử vong cao, còn những người sống sót có khả năng phải đối mặt với tàn phế suốt đời.

Tuy vậy, có rất ít nghiên cứu về nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ, Giáo sư Kittner, cho biết.

Vì lý do này và cơ chế chính xác cho những kết quả này vẫn chưa rõ ràng, giáo sư Kittner và nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu này và hy vọng có nhiều nghiên cứu tiếp theo để làm rõ nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ, nhằm đưa ra các biện pháp can thiệp giúp giảm nguy cơ.

Điều lớn nhất để giảm nguy cơ đột quỵ là theo dõi huyết áp, sống một lối sống lành mạnh và năng động.

Theo Thiên Lan (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.