Đột ngột đau đầu dữ dội, coi chừng đột quỵ, xuất huyết màng não

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đột ngột đau đầu dữ dội, bệnh nhân được đồng nghiệp đưa vào cấp cứu và được phát hiện xuất huyết màng não với lượng nhiều.
Hình ảnh CT Scan mạch máu não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết màng não số lượng nhiều ẢNH: BVCC
Hình ảnh CT Scan mạch máu não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết màng não số lượng nhiều ẢNH: BVCC

Hôm nay (3.7), bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Hậu, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng (Bệnh viện Gia An 115), cho biết: Bệnh nhân T.T.M (35 tuổi, ngụ TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, không nôn ói, không yếu liệt.

Kết quả chụp CT Scan mạch máu não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết màng não (khoang dưới nhện ở trán trái và các rãnh vỏ não) với lượng nhiều.
Ngoài ra, bệnh nhân còn được phát hiện bị dị dạng phình động mạch não kích thước lớn và dị dạng thông động - tĩnh mạch não.
Được biết, bệnh nhân đã 4 lần thực hiện phẫu thuật can thiệp động mạch não.
Qua hội chẩn, các bác sĩ quyết định can thiệp nút mạch túi phình. Tuy nhiên, do bệnh nhân đã 4 lần được thực hiện phẫu thuật can thiệp trước đây và giờ bị xuất huyết màng não tái phát nên các bác sĩ tiên lượng dè dặt.
Các bác sĩ đã chụp và nút dị dạng thông động tĩnh mạch não số hóa xóa nền để cứu sống bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng do xuất huyết não. Sau khi bệnh nhân được gây mê nội khí quản, các bác sĩ đặt một ống dẫn vào động mạch đùi phải, đưa vi ống thông vào động mạch não trước bên trái, tiếp cận cổ túi phình rồi làm tắc túi phình.
Ca mổ kết thúc an toàn, không tai biến, bệnh nhân không bị mất máu, vết mổ sạch.
Hiện bệnh nhân đã phục hồi và có thể xuất viện.
Cảnh giác những cơn đau đầu dữ dội
Theo bác sĩ Hậu: Dị dạng mạch máu não là nguyên nhân phổ biến dẫn đến xuất huyết não. Đột quỵ xuất huyết não có tỉ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Do đó, khi thấy người thân có các triệu chứng như: đau đầu dữ dội kèm theo buồn nôn, nôn, co giật, rối loạn ý thức thì cần đưa ngay đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ để xử trí kịp thời, tránh những nguy cơ đáng tiếc.
Xuất huyết não trước đây chủ yếu gặp ở nhóm người cao tuổi (trung bình là 50-70 tuổi); thường có tiền sử bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, nhất là những người không điều trị thường xuyên.
Tuy nhiên, hiện nay, đột quỵ (cả nhồi máu não và xuất huyết não) đang gia tăng ở người trẻ.
“Việc đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để biết tình hình sức khỏe của bản thân là rất cần thiết. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao nên tầm soát nguy cơ đột quỵ, bao gồm: người bị dị dạng mạch máu não, phình/hẹp tắc động mạch, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, người bị rối loạn đông máu, người có bệnh lý về gan, u não, người có tiền sử béo phì, cholesterol trong máu cao, xơ vữa động mạch….
“Người trẻ nếu thường xuyên xuất hiện triệu chứng đau đầu, dù chỉ là đau đầu thoáng qua, cũng không nên chủ quan. Bởi vì, nếu chủ quan và đột quỵ xuất huyết não xảy ra, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn”, bác sĩ Hậu khuyến cáo.
Theo Khải Linh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.