Động đất 6,9 độ richter ở Papua New Guinea gây nhiều thương vong và thiệt hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 25/3, truyền thông địa phương Papua New Guinea đưa tin: 5 người thiệt mạng và khoảng 1.000 ngôi nhà bị hư hại sau trận động đất 6,9 độ richter làm rung chuyển khu vực miền Bắc nước này vào cuối tuần qua.
Nhà cửa bị hư hại sau trận động đất. Ảnh: ABC News

Nhà cửa bị hư hại sau trận động đất. Ảnh: ABC News

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra ở khu vực phía Bắc quốc đảo Thái Bình Dương vào sáng 24/3 (theo giờ địa phương). Độ sâu tâm chấn trận động đất là 40,2 km được xác định ở tọa độ 4,139 độ vĩ Nam và 143,159 độ kinh Đông, cách thị trấn Ambunti thuộc huyện Ambunti-Dreikikier, tỉnh Đông Sepik, khoảng 38 km về phía Đông Đông Bắc. Một số khu vực ở tỉnh Đông Sepik, trong đó có Ambunti và Wewak gánh chịu hậu quả nặng nề.

Chỉ huy cảnh sát tỉnh Christopher Tamari nói với AFP rằng, chính quyền ghi nhận 5 trường hợp tử vong sau thảm họa. Tính đến các điểm khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng như các vùng ngoại ô, khu vực có nhiều rừng rậm, số người thiệt mạng “có thể còn nhiều hơn”.

Còn giới chức tỉnh Đông Sepik ước tính có 1.000 ngôi nhà bị phá hủy và các đội cứu hộ đang đánh giá tác động của trận động đất đã làm hư hại nhiều khu vực trong tỉnh. Một cây cầu nối doanh trại Moem với thị trấn Wewak đã bị sập, khiến Lực lượng Phòng vệ Papua New Guinea không thể tiếp cận thị trấn.

Thủ tướng Papua New Guinea James Marape quyết định chi 500 triệu kina (132 triệu USD) triển khai các hoạt động cứu trợ ngay lập tức. Theo ông Marape, Papua New Guinea gần đây phải hứng chịu nhiều trận động đất, lũ lụt và lở đất do mưa lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Hồi đầu tháng 3, ít nhất 23 người ở khu vực cao nguyên của Papua New Guinea thiệt mạng vì thiên tai.

Theo bảng xếp hạng về chỉ số rủi ro thế giới vào năm 2022, Papua New Guinea là quốc gia có nguy cơ cao thứ 16 trên thế giới về biến đổi khí hậu và thiên tai.

Vào năm 2023, Papua New Guinea đã phải hứng chịu 2 trận động đất gây chết người.

Nhiều người trong số 9 triệu dân của nước này sống bên ngoài các thị trấn và thành phố lớn, nơi địa hình khó khăn có thể gây trở ngại cho công tác tìm kiếm cứu hộ.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.