Đối thoại về việc thu hồi đất tại Chư Sê: Chưa tìm được tiếng nói chung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 23-3, buổi đối thoại giữa đại diện chính quyền huyện Chư Sê với 16 công nhân nhận khoán của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai (nay là Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai) về việc thu hồi đất thực hiện Dự án khu dân cư đã diễn ra không thành công. Khi chưa thống nhất với phương án nhận tiền đền bù, nhiều công nhân đã tự ý bỏ về.
Thực hiện Dự án khu dân cư xã Dun và xã Ia Pal, UBND huyện Chư Sê đã ra quyết định thu hồi phần đất giao khoán của 37 công nhân với diện tích 23,4 ha, tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ trên 9 tỷ đồng.
Trước đó, huyện đã phối hợp với các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi đối thoại với các công nhân trên để giải quyết vướng mắc khi triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay, Dự án đã chậm tiến độ gần 4 tháng vì còn lại hơn 10 ha vẫn “đóng băng” do 16 công nhân chưa đồng thuận về số tiền đền bù.
Ảnh: Minh Phương
Quang cảnh buổi đối thoại giữa chính quyền huyện Chư Sê với các công nhân nhận khoán về phương án bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất. Ảnh: Minh Phương

Theo ông Lê Hữu Thiện-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ia Pal: Chính quyền và các đoàn thể của xã đã nhiều lần vận động, giải thích về quyền và lợi ích để 7 công nhân đang cư trú tại xã sớm nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, các cá nhân này vẫn không đồng tình. “Cứ dây dưa như thế này thì Dự án sẽ bị chậm tiến độ, gây thiệt hại cho cả chính quyền địa phương lẫn số công nhân này nếu phải cưỡng chế”-ông Thiện nói.

Trong khi đó, đại diện cho các công nhân, ông Nguyễn Lương Xuyên (làng Queng Mép, xã Dun) cho biết: Ông chỉ thống nhất về số tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ đối với vật kiến trúc và phần ổn định cuộc sống, sản xuất. Đồng thời, ông yêu cầu được bồi thường hoàn trả giá trị đầu tư vườn cây cà phê.
Bởi theo hợp đồng giao khoán giữa ông với Công ty từ năm 2007 đến nay, ông đã bỏ nhiều công sức đầu tư, chăm sóc vườn cà phê 9,5 sào đạt năng suất cao. Khi 5,8 sào đất sản xuất cà phê bị thu hồi, nếu tính luôn giá trị vườn cây thì ông phải được đền bù đến hơn 300 triệu đồng, nhưng thực tế ông chỉ được nhận đền bù là 110 triệu đồng.
Tương tự, ông Bùi Mạnh Hà (thôn Phú Cường, xã Ia Pal) cũng bị thu hồi 4,4 sào đất, nếu tính cả giá trị vườn cây thì số tiền đền bù sẽ là 245 triệu đồng. Tuy nhiên, ông chỉ nhận được 24 triệu đồng tiền hỗ trợ khoan giếng, đường ống tưới, cây cối, hoa màu khác.
“Vẫn biết vườn cà phê trước khi giao khoán là của Công ty trồng. Nhưng nếu không có chúng tôi đầu tư phân bón, bỏ công chăm sóc thì làm sao cây xanh tốt, cho năng suất cao như bây giờ”-ông Hà nêu.
Các công nhân không đồng ý nhận tiền bồi thường hỗ trợ vì cho rằng phương án đền bù của huyện Chư Sê đưa ra là chưa thỏa đáng. Ảnh: Minh Phương
Các công nhân không đồng ý nhận tiền bồi thường hỗ trợ vì cho rằng phương án đền bù của huyện Chư Sê đưa ra là chưa thỏa đáng. Ảnh: Minh Phương

Theo ông Dương Mạnh Mẫn-Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Chư Sê: Việc các cá nhân trên đề nghị UBND huyện bồi thường, hoàn trả giá trị đầu tư vườn cây cà phê và hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm việc làm đã được huyện trả lời trực tiếp qua những buổi đối thoại cũng như bằng văn bản. Đến nay, họ vẫn chưa đồng thuận với phương án bồi thường hỗ trợ của huyện đưa ra.

Huyện không đồng ý thực hiện bồi thường giá trị đầu tư vườn cây vì đây là tài sản thuộc sở hữu nhà nước giao cho Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai quản lý sử dụng (không phải thu hồi đất của các cá nhân, hộ gia đình). Công ty chỉ hợp đồng, giao vườn cà phê thuộc sở hữu của đơn vị cho các công nhân đầu tư, chăm sóc, quản lý thu hoạch và nộp sản phẩm.

Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Chư Sê cho biết: “Đến hết ngày 26-3, nếu các công nhân trên không liên hệ với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện để nhận tiền bồi thường hỗ trợ thì huyện sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất theo quy định. Toàn bộ chi phí thực hiện cưỡng chế sẽ được trừ vào số tiền bồi thường hỗ trợ của những hộ nhận khoán. Cá nhân tôi mong muốn các hộ sớm nhận tiền đền bù và bàn giao đất để Dự án sớm triển khai. Để xảy ra việc cưỡng chế thu hồi đất hay khởi kiện ra tòa là điều chúng tôi không hề mong muốn”.
MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.