Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm diện mạo huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đổi thay rõ rệt. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp khang trang hơn; ánh sáng điện đường do chính người dân đóng góp, xây dựng đã tạo nên một cảnh quan lung linh vào ban đêm. 
Mắc điện cho đường giao thông
Năm 2015, xã Ia Krêl chính thức được công nhận xã đạt chuẩn NTM thứ 2 của huyện biên giới Đức Cơ. Ngay sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, trong năm 2016, nhân dân các thôn của xã Ia Krêl nằm dọc quốc lộ 19 như Thanh Tân, Thanh Giáo đã đồng thuận góp công, góp của lắp đặt gần 150 bóng điện đường thắp sáng tại các cụm dân cư trên tuyến đường dài gần 3km với số tiền đóng góp 83 triệu đồng. Đường điện thắp sáng tại thôn Thanh Tân đã góp phần làm đẹp cảnh quan thôn làng, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. 
Sau khi thôn Thanh Tân hoàn thành việc lắp đặt hệ thống điện, xã Ia Krêl lại có chủ trương nhân rộng mô hình ra các thôn khác dọc theo tuyến đường 19. Đối với những gia đình khó khăn, mặc dù xã Ia Krêl có chủ trương hỗ trợ kinh phí, tuy nhiên các gia đình không chông chờ, ỷ lại mà tự nguyện đóng góp 50% số tiền quy định và 50% chi phí còn lại các gia đình tích cực đóng góp ngày công để xây dựng đường điện. Ông Hà Công Long (một người dân thôn Thanh Tân) phấn khởi: “Việc lắp đèn điện chiếu sáng công cộng đã góp phần tạo cảnh quan môi trường nông thôn đẹp hơn. Bà con đi lại cũng yên tâm hơn, tai nạn giao thông giảm nhiều lắm. Có điện chiếu ban đên nên cũng không lo trộm cắp”.
Đường vào thôn Păng Tul (xã Ia Krêl) được bê tông hóa. Ảnh: Ngọc Sang
Đường vào thôn Păng Tul (xã Ia Krêl) được bê tông hóa. Ảnh: Ngọc Sang
Từ khởi xướng của nhân dân xã Ia Krêl, phong trào chung tay xây dựng NTM được nhân rộng sang các địa phương khác. Cũng trong năm 2015, được UBND huyện Đức Cơ đầu tư 330 triệu đồng, người dân thôn Păng Tul, xã Ia Dơk phấn khởi cùng góp công, hiến đất để làm đường bê tông gần 500m vào thôn. Những năm trước, con đường này ngập bụi mùa khô, lầy lội mùa mưa. Con đường được bê tông hóa, việc đi lại của nhân dân cũng như vận chuyển nông sản qua đường này được thuận lợi hơn. Ông Đoàn Xuân Bất-Trưởng thôn Păng Tul, cho biết: “Chúng tôi vào đây xây dựng kinh tế mới từ năm 1980. Hồi đó cực lắm, đường xá đi lại khó khăn, con cái muốn đi học phải đi xa mấy chục km. Hơn 40 năm gắn bó với quê hương thứ 2, đến nay, nhà nào cũng có vườn cây công nghiệp với mức thu nhập hàng năm vài trăm triệu đồng. Toàn thôn Păng Tul có hơn 50% hộ thuộc diện khá giả. Nhân dân trong thôn rất nhiệt tình tham gia phong trào xây dựng NTM vì họ biết sẽ được hưởng lợi rất nhiều”. 
Nông dân xã Ia Lang đầu tư phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Ngọc Sang
Nông dân xã Ia Lang đầu tư phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Ngọc Sang
Tại xã Ia Lang, người dân góp công và tiền làm hệ thống bóng đèn chiếu sáng tại các con đường giao thông trên địa bàn. Tuyến đường giao thông liên xã độc đạo đi qua địa phận xã Ia Lang dài hơn 4km đã được người dân làm trụ và gắn bóng điện. 4 km đường này được người dân góp tiền và ngày công để làm hệ thống bóng đèn chiếu sáng từ năm 2016 với tổng kinh phí khoảng 60 triệu đồng, trong đó, mỗi hộ dân đóng góp 300 ngàn đồng, chính quyền xã hỗ trợ 100 ngàn đồng. “Hết năm 2018, chúng tôi lắp thêm được đèn điện chiếu sáng cho 3 đường giao thông qua các làng trong xã bằng hình thức xã hội hoá. Tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng”-ông Hà Xuân Minh, Chủ tịch UBND xã Ia Lang cho hay.
Bước chuyển mình của làng NTM
Ia Dom là xã biên giới đầu tiên ở Tây Nguyên hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM vào năm 2015. Có được thành quả đó là nhờ tinh thần đoàn kết của hệ thống chính trị, chính quyền địa phương và hơn hết là sự đóng góp rất lớn của nhân dân, trong đó có bà con thôn Mook Trêl. Nằm trên tuyến biên giới giáp ranh với Campuchia và có trên 10 dân tộc sinh sống, Mook Trêl là thôn đặc biệt khó khăn của xã Ia Dom- Đây cũng là xã tình hình an ninh nông thôn tiềm ẩn nhiều phức tạp.
Người dân thôn Thanh Tân (xã Ia Krêl) góp của, góp công lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công cộng dọc quốc lộ 19. Ảnh: Ngọc Sang
Người dân thôn Thanh Tân (xã Ia Krêl) góp của, góp công lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công cộng dọc quốc lộ 19. Ảnh: Ngọc Sang
Tuy nhiên, với vai trò lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, những đặc thù khó khăn ấy lại trở thành thế mạnh giúp Mook Trêl đổi thay. Năm 2014, thôn Mook Trêl có 30 hộ thuộc diện nghèo, đến nay chỉ còn 10 hộ. Số hộ gia đình khá giả trong thôn ngày một nâng lên. Cuộc sống của đại đa số bà con nhân dân đã ổn định hơn trước rất nhiều. Ông Hồ Đình Kỳ-Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom cho biết: “Thôn Mook Trêl là một trong những thôn phát triển về kinh tế khá mạnh, người dân vươn lên làm giàu từ các mô hình trồng cây công nghiệp như: cao su, tiêu, điều, cà phê…  Đây là thôn được đánh giá là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất của xã. Kinh tế phát triển, đời sống của bà con ngày càng nâng lên rõ rệt”. 
Đối với những người cao tuổi đã gắn bó với Mook Trêl gần cả cuộc đời thì sự phát triển như hiện nay là điều mà họ chưa hề nghĩ tới. Bởi lẽ, cuộc sống trước kia của bà con nơi đây vốn rất khổ cực, thiếu cả ăn và mặc nhưng giờ đây Mook Trêl đã có bước chuyển mình. Người dân trong làng đã xây được nhiều nhà kiên cố, mua sắm ti vi, tủ lạnh phục vụ cuộc sống hàng ngày. Nhiều hộ đã mua được ô tô.
Già làng Siu HLoan năm nay gần 80 tuổi. Dù Già không còn trực tiếp làm vườn như hồi còn trẻ nhưng là chỗ dựa tinh thần cho con cháu. Già HLoan thường xuyên động viên con cháu và dân trong thôn tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, các con cháu của già đều làm ăn khá giả. “Trước kia cuộc sống vẫn khổ vì bà con mình chưa biết trồng cà phê chưa biết trồng tiêu. Còn bây giờ thì bà con học theo người kinh mình làm kinh tế nên cái đói nghèo được giảm nhiều rồi”-già HLoan vui mừng.
Một góc trung tâm xã Ia Dom. Ảnh: Ngọc Sang
Một góc trung tâm xã Ia Dom. Ảnh: Ngọc Sang
Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chỉ đạo UBND huyện, tháng 6-2018, cả hệ thống chính trị của huyện Đức Cơ và xã Ia Nan đã tập trung mọi nguồn lực để giúp làng Sơn trở thành làng NTM.  Những đơn vị, ban, ngành được phân công giúp đỡ làng Sơn xây dựng NTM đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động; hỗ trợ người dân làm hàng rào, đào hố rác, dọn dẹp vệ sinh, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, nạo vét kênh mương, phát dọn bờ đập để phục vụ tưới tiêu; xây dựng con đường hoa, hàng rào xanh... Gia đình ông Rơ Lan Sáu (làng Sơn, xã Ia Nan) trước đây chưa có nhà tắm, chưa có hàng rào quanh vườn nhà. Từ khi huyện triển khai chương trình xây dựng NTM, gia đình ông được công đoàn cơ sở Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện thường xuyên vào hướng dẫn và giúp đỡ gia đình làm hàng rào, cổng ngõ sạch đẹp. Hai cây chôm chôm do Công đoàn cơ sở Đài Truyền thanh-Truyền hình trồng tặng, gia đình đã rào cẩn thận, đang lên xanh tốt hứa hẹn sẽ cho những mùa quả ngọt.
Ông Trần Ngọc Phận-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết: Để chương trình xây dựng NTM phát triển bền vững, trong những năm tiếp theo, huyện Đức Cơ đang rà soát lại tiêu chí quy hoạch, tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình. Qua đây, các cấp, ngành và địa phương ở Đức Cơ thường xuyên quán triệt trong cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cán bộ, đảng viên về chủ trương nâng cao chất lượng xây dựng tiêu chí nông thôn mới và thực hiện có hiệu quả, nhất là công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ, nâng cao nhận thức vai trò của mình, tích cực tham gia trong quá trình xây dựng NTM”. 
Ngọc Sang-Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.