(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.
(GLO)- Cùng với quá trình phát triển của tỉnh, nhiều vùng kinh tế mới đã trở thành khu dân cư trù phú. Người dân từ mọi miền đất nước chọn Gia Lai là nơi sinh cơ, lập nghiệp; để rồi, từng giọt mồ hôi gieo xuống đất cằn đổi lấy màu xanh bạt ngàn của cà phê, hồ tiêu, cao su.
(GLO)- Làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) có 85% dân số là người dân tộc Bahnar. Từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cảnh quan làng có nhiều đổi mới, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
(GLO)- Những năm qua, công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Qua đó, bộ mặt buôn làng ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo các thôn, làng ở huyện Chư Pưh ngày càng khởi sắc, đời sống người dân từng bước được nâng lên.
(GLO)- Sau 5 năm được các cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ, làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước chuyển mình. Từ một ngôi làng nghèo khó, Kon Brung đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của xã.
(GLO)- Sau hơn 1 năm được xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, diện mạo buôn Ma Rok ngày càng đổi thay, đời sống người dân từng bước được nâng cao.
(GLO)- Xã Kông Pla (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có xuất phát điểm thấp khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Thế nhưng, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương, đến cuối năm 2020, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
(GLO)- Năm 2020, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có 11 làng dân tộc thiểu số ở vùng biên giới về đích nông thôn mới (NTM), cơ sở hạ tầng của các làng có sự chuyển biến rõ rệt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
(GLO)- Từ năm 2015 đến nay, thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã đạt được nhiều kết quả khả quan trên mọi lĩnh vực, từ phát triển kinh tế-xã hội đến đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
(GLO)- Làng Brếp (xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai) là làng đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên của huyện Mang Yang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào đầu năm 2019. Đến nay, bộ mặt làng Brếp đã đổi thay, đời sống người dân từng bước được nâng lên.
(GLO)- Ia Khai là xã vùng 2 của huyện Ia Grai (Gia Lai). Toàn xã có hơn 1.290 hộ với gần 4.680 khẩu, trong đó hơn 80% là người dân tộc thiểu số. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, kinh tế-xã hội của xã đã có những đổi thay tích cực, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 179/222 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, chiếm 80,63%. Nhiều trạm y tế được đầu tư xây mới, cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ trang-thiết bị và nhân lực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại tuyến cơ sở.
(GLO)- Từ chỗ gặp vô vàn khó khăn về hạ tầng giao thông, đến nay, hầu hết các tuyến đường nông thôn trên địa bàn xã Đak Rong (huyện Kbang) đã được bê tông hóa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn nơi đây.
(GLO)- Qua gần 2 năm nỗ lực xây dựng nông thôn mới, bộ mặt làng Bi Yông (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) ngày càng khởi sắc. Vui mừng trước những đổi thay của làng, ông Đinh Xoan-Trưởng thôn Bi Yông-bày tỏ: “Khi chính quyền tuyên truyền, vận động, tôi không thể hình dung rằng làng lại có được con đường sạch đẹp, điện sáng, nhà cửa ngăn nắp, khang trang thế này“.
Nhờ tức thời chuyển đổi khi thấy giá trị cao cùng với những lợi thế của địa phương nên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(GLO)- Với sự cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, giờ đây, đời sống của người dân làng Ktu (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đang ngày càng khởi sắc. Số hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên chiếm 40%.
(GLO)- Dưới chân đồi Chư Tẻ, những ngôi làng của xã A Dơk (huyện Đak Đoa, Gia Lai) có bước chuyển mình mạnh mẽ. Bên con đường rải nhựa phẳng lỳ, những ngôi nhà xây kiên cố ẩn hiện giữa màu xanh ngút ngàn của cây cối. Cuộc sống của người dân đang từng ngày khởi sắc.
Tộc người Đan Lai ở xã Môn Sơn (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) vốn được biết đến là “tộc người ngủ ngồi“. Bản Búng nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, giáp biên giới Việt - Lào, là nơi người Đan Lai trú ngụ.
(GLO)- Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm diện mạo huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đổi thay rõ rệt. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp khang trang hơn; ánh sáng điện đường do chính người dân đóng góp, xây dựng đã tạo nên một cảnh quan lung linh vào ban đêm.
(GLO)- Làng Phung (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, Gia Lai) vốn là nơi cư trú lâu đời của 17 hộ dân người Jrai bị bệnh phong. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và các nhà hảo tâm, qua thời gian, cuộc sống của những con người kém may mắn vì mắc phải căn bệnh quái ác này đã khởi sắc...
(GLO)- Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn huyện Krông Pa đang từng ngày khởi sắc.