(GLO)- Cách thiết kế nhà của người Việt xưa là một điều rất lý thú. Cả khung ngôi nhà gỗ được mã hóa vào cây thước tầm, cũng là thước bản vị. Thước bản vị, theo đúng kích cỡ tầm thước của người chủ nhà. Ví như bậc thềm có kích cỡ vừa với chiều dài của bàn chân gia chủ.
(GLO)- Bằng uy tín của mình, các già làng, người có uy tín ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã góp sức tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông (ATGT), nâng cao nhận thức của người dân nhằm kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT).
Từ 12 năm trước, khi đó mới ở tuổi 49, ông Đa Cát Hà Dương (xã Đạ Mrông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) đã được bà con địa phương tín nhiệm, giao cho giữ trọng trách cao cả của một già làng.
(GLO)- Sáng 23-12, UBND huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị gặp mặt người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 trên địa bàn huyện.
(GLO)- Với tấm lòng rộng mở, các già làng, người có uy tín ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã viết lên những câu chuyện đẹp trong cuộc sống. Họ như những cánh chim không mỏi, tận tâm tận lực cống hiến sức mình với tâm nguyện: Làm sao để từng bước xóa bỏ hủ tục, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no.
(GLO)- Xưa nay, già làng luôn được người dân kính trọng, tin yêu và là chỗ dựa tinh thần của cộng đồng dân cư. Vì thế, vai trò và vị thế của già làng trong công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng được phát huy.
(GLO)- Chiều 22-10, phòng Dân tộc huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) bế mạc “Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số(DTTS) trong tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2022“.
(GLO)- Sáng 7-10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 93 già làng, trưởng thôn, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện năm 2022.
Hàng chục năm qua, già Hồ Văn Hơn (68 tuổi, ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) được dân bản tín nhiệm bởi không chỉ luôn chăm lo cái ăn, cái mặc chu đáo cho bà con, đem gạo nhà tặng hộ nghèo mà còn đi đầu trong việc tìm đất dựng bản. Không những thế, già Hơn tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất dựng trường, làm đường cho con em quê hương có tương lai tốt đẹp.
Có một đêm lửa rừng dưới chân núi mẹ Lang Bian (Lạc Dương, Lâm Đồng), tôi đã được nghe nhạc sĩ Krajan Plin hát, bài hát do chính anh sáng tác với tên gọi “Giữ ấm bếp hồng“.
(GLO)- Sáng 15-12, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 40 đại biểu là cán bộ làm công tác Mặt trận ở cơ sở; nhân sĩ, trí thức, già làng, người uy tín tiêu biểu của huyện Đak Đoa.
(GLO)- Ngày 15-12, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 2063/UBND-NL về việc triển khai các kiến nghị của HĐND tỉnh về giám sát việc thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021“.
(GLO)- Sáng 13-12, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị biểu dương già làng, người có uy tín tiêu biểu toàn huyện năm 2021.
(GLO)- Già làng Đinh Êch (SN 1957, làng Brò, xã An Trung, huyện Kông Chro) đã dành nhiều thời gian, công sức, tiền của để sưu tầm chiêng, ché cổ... nhằm góp phần giữ gìn cho các thế hệ mai sau.
Tôi hỏi: “Thời bây giờ, vai trò của già làng còn thật sự quan trọng nữa không?“. Ông K'Điệp, một trí thức người Cơ Ho nói rằng: “Già làng nói - dân làng nghe; già làng hô - dân làng hưởng ứng; già làng làm - dân làng làm theo. Có nghĩa là vai trò của già làng vẫn rất quan trọng, nhất là trong việc hỗ trợ cấp ủy, chính quyền vận động quần chúng…“.
Hồi niên thiếu, đọc những tác phẩm văn chương về đại ngàn Tây Nguyên, một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là hình ảnh các vị già làng khả kính. Hình bóng họ hiện lên lừng lững giữa buôn làng. Ðầu đội mũ giắt lông chim quý, miệng ngậm tẩu thuốc, gương mặt quắc thước, già ngồi oai vệ giữa trung tâm nhà rông…