Những “thủ lĩnh” ở buôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029, Gia Lai có 2 già làng được hiệp thương cử tham gia làm Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X.

Họ đại diện cho 2 dân tộc có số dân đông nhất trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đó là ông Hmrik (dân tộc Jrai, làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) và ông Yưuh (dân tộc Bahnar, làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh). Trên thực tế, họ là những “thủ lĩnh” ở buôn làng.

1logo-8718-1676-19-6239.jpg

“Hạt bắp tín nhiệm”

Già làng Yưuh vừa bước sang tuổi 45 và có hơn 3 năm kinh nghiệm ở vai trò này. Tại làng Kon Sơ Lăl, ông Yưuh là già làng trẻ tuổi nhất từ trước đến nay.

Theo lời kể của ông, năm 2020, dân làng chịu sự mất mát lớn khi “điểm tựa tinh thần” là già Hyưnh bị đột quỵ, qua đời. Vì quá đau buồn nên gần 1 năm sau đó, làng không nghĩ đến việc bầu người thay thế. Song việc làng nhiều, một phó già làng không thể giải quyết. Vào một tối cuối tháng 4-2021, dân làng quyết định họp để bầu già làng mới.

Cả 5 ứng viên được đề cử để bầu già làng còn khá trẻ. Tên của mỗi người được dán vào từng chiếc lọ để trên bàn. Người dân được phát 1 hạt bắp để bỏ vào chiếc lọ ghi tên người mình tin tưởng, tín nhiệm. Với số “hạt bắp tín nhiệm” chiếm ưu thế, ông Yưuh trở thành già làng từ đó.

nhung-thu-linh-o-buon-lang-bg.jpg
Ông Hmrik (hàng sau, thứ 2 từ phải sang) và ông Yưuh (hàng sau, thứ 5 từ phải sang) cùng đoàn đại biểu của tỉnh tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam khóa X (ảnh nhân vật cung cấp).

“Già làng quan trọng là kinh nghiệm và uy tín. Ông Yưuh tuy ít tuổi hơn so với người trước đó song cũng có 11 năm kinh nghiệm làm trưởng thôn. Còn về uy tín, ông Yưuh là người hiểu biết, nói được, làm được, sống hòa thuận, chân thành với dân làng. Làng cần những già làng nhanh nhẹn, có thể giải quyết những vấn đề chung, đại diện cho làng trong việc tiếp cận, trao đổi và học hỏi với những điều mới mẻ”-Trưởng thôn Khyơn lý giải về quyết định của cộng đồng.

Không phụ niềm tin của dân làng, ông Yưuh tiếp nhận việc quản lý và sử dụng tài sản chung của làng; kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong cộng đồng, giúp bà con yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

Nói về tài sản chung của làng, ông cho hay: Sau khi nhà rông cũ bị cháy, làng bán số trụ gỗ còn sót lại được hơn 2 tỷ đồng. Tiền thu được dùng để dựng lại nhà rông mới và gửi ngân hàng lấy lãi chi tiêu vào việc chung của cộng đồng. Trước nhu cầu về phương tiện đi lại, nhất là khi đêm tối trong làng có người đau ốm phải nhập viện, dân làng quyết định trích quỹ chung mua xe ô tô 7 chỗ.

“Sau khi mua xe, làng thành lập nhóm Zalo với thành viên là những người có giấy phép lái xe ô tô. Khi cần, chúng tôi chủ động liên lạc, nếu ai bận thì già làng là người trực tiếp lái xe”-ông Yưuh cười nói.

Làng còn thống nhất mua 2 máy gặt lúa, 1 máy xát gạo và 2 chiếc máy cày nhỏ. Tất cả tài sản chung để trong khuôn viên nhà rông và giao những người có kỹ năng vận hành quản lý để phục vụ dân làng. Máy xát gạo được giao cho tổ tự quản an ninh trật tự phụ trách, mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày.

“Già làng không trực tiếp đứng máy nhưng là người chịu trách nhiệm chính. Máy móc gặp sự cố ngoài ruộng, trên rẫy thì già làng đến tận nơi kiểm tra, quyết định việc sửa chữa. Ngay cả công trình nước tự chảy dài hơn 4,5 km từ núi Kông Ju dẫn về các điểm lấy nước quanh làng, chỗ nào bị tắc nghẽn bà con cũng gọi già làng. Áp lực lắm!”-ông Yưuh cười nói.

3gia-hmrik-tro-chuyen-cung-thanh-thieu-nien-trong-lang.jpg
Già Hmrik trò chuyện cùng thanh thiếu niên trong làng. Ảnh: Phương Dung

Trong khi đó, ông Hmrik được biết đến là người tâm huyết với làng Ia Nueng. Làng nằm cạnh khu Di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku) nên đông đảo du khách ghé thăm. Già Hmrik tự hào vì góp phần công sức vào sự thay đổi về nhận thức và hành động của người dân trong việc gìn giữ vẻ đẹp yên bình của làng với những con đường hoa, hàng cây xanh rợp bóng mát. Theo già Hmrik, ở mỗi giai đoạn, vai trò của già làng thể hiện theo những cách khác nhau.

“Mình thường xuyên vận động bà con tập trung làm ăn, chăm sóc và nuôi dạy con cái. Gia đình nào có ruộng, có vườn, có sức khỏe thì phải chủ động sản xuất, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Làng bây giờ không còn hộ nghèo. Bà con nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên”-già Hmrik chia sẻ.

Gần đây, già Hmrik phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền người dân chung tay thực hiện Đề án làng văn hóa du lịch cộng đồng. Già vận động, khuyến khích dân làng chuyển đổi ngành nghề phù hợp kết hợp phát triển du lịch cộng đồng; gìn giữ và phát huy các nghề truyền thống như: đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng…; trồng cây xanh, xây dựng đường hoa.

“Làng mình còn lưu giữ nhiều nhà sàn truyền thống, nhà rông, cây đa, giọt nước, nghề truyền thống. Đội cồng chiêng, xoang và biểu diễn nhạc cụ dân tộc duy trì hoạt động. Làng cũng có 2 hộ kinh doanh ẩm thực món ăn truyền thống người Jrai. Tuy nhiên, để người dân mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề, xây dựng homestay hay các dịch vụ để phục vụ du khách thì rất cần sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ các cấp, các ngành”-già Hmrik bày tỏ.

“Cầu nối” ý Đảng-lòng dân

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029, ông Hmrik và ông Yưuh đại diện cho 2 dân tộc (Jrai và Bahnar) trên địa bàn tỉnh được hiệp thương cử tham gia Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X. Vinh dự, tự hào song 2 già làng cũng nhận thức trách nhiệm lớn lao của mình. Với vai trò mới, họ không chỉ đại diện cho tiếng nói của làng, của xã mà xa hơn, rộng hơn là tiếng nói của cộng đồng người Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh.

00-gia-lang-hmrik-ben-phai-tro-chuyen-cung-ong-rcom-hmyok-nguoi-uy-tin-cua-lang.jpg
Già làng Hmrik (bên phải) trò chuyện cùng ông R'Cơm Hmyơk, người uy tín của làng. Ảnh: Phương Dung

Bà Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Nhiệm kỳ 2024-2029, tỉnh Gia Lai có 4 cá nhân được hiệp thương cử tham gia làm ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X. Trong đó, 2 cá nhân tiêu biểu đại diện các dân tộc thiểu số. Cả 2 đều đáp ứng yêu cầu về tính “đại diện, tiêu biểu, thiết thực”.

“Ở tuổi 76, mình chỉ sợ sức khỏe không cho phép để cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Mình dặn lòng sức tới đâu cố gắng tới đó để không phụ niềm tin của các cấp, các ngành và cộng đồng. Tiếp tục góp tiếng nói để xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh, chỉ khi có sức mạnh thì mới xây dựng buôn làng văn minh, phát triển”-già Hmrik bộc bạch.

Để làm tốt vai trò cầu nối giữa ý Đảng-lòng dân, già Hmrik xác định phải sâu sát cơ sở, gần gũi với dân làng, gương mẫu trong mọi mặt để bà con tin tưởng, ủng hộ. “24 năm làm già làng, mình may mắn được đi nhiều nơi, tham gia nhiều hội nghị do các cấp tổ chức. Mỗi nơi, mình học hỏi được những cách làm hay và kết nối được với nhiều già làng, người có uy tín.

Thỉnh thoảng mình cũng ghé thăm các làng theo lời mời, gọi điện thoại hỏi thăm tình hình và trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền, vận động, giải quyết các vấn đề nảy sinh. Mình rất mong cấp ủy, chính quyền địa phương cung cấp thông tin, kiến thức để có thể thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc xây dựng tổ chức và triển khai thực hiện các nghị quyết đi vào cuộc sống”-già Hmrik cho hay.

2logo-7722-2933-9071-1045.jpg

Có thể bạn quan tâm

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.