Nghề lái tàu metro: 'Đánh cược' 5 năm, chờ ngày tàu lăn bánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phía sau những con tàu metro hiện đại được vận hành từ tháng 12.2024 tại TP.HCM là sự nỗ lực, kiên trì của những kỹ thuật viên lái tàu. Nghề lái tàu metro là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, tính kỷ luật và khả năng làm chủ công nghệ hiện đại.

"Ngày tàu metro chính thức lăn bánh, tôi và các anh em như vỡ òa, vì chúng tôi đợi ngày này lâu lắm rồi", anh Nguyễn Thanh Phong (40 tuổi) bồi hồi nhớ lại. Đến nay, dù tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức hoạt động được hơn 3 tháng, nhưng anh Phong vẫn còn lâng lâng cảm giác sung sướng, hạnh phúc mỗi lần lên tuyến.

Anh Phong là kỹ thuật viên lái tàu tại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)
Anh Phong là kỹ thuật viên lái tàu tại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)

5 năm chờ đợi 1 ngày

Tuyến metro số 1 là một dự án giao thông công cộng trọng điểm của TP.HCM, mất 12 năm thực hiện mới chính thức đi vào hoạt động.

Cách đây 5 năm, anh Phong quyết định từ bỏ một công việc ổn định để nộp hồ sơ ứng tuyển vào học lái tàu metro. Anh kể lại, trước đây anh làm ở Bưu điện trung tâm Nam Sài Gòn, thuộc Bưu điện TP.HCM, nhiều lần xem trên mạng xã hội thấy các đoàn tàu metro ở nước ngoài vận hành hiện đại, tiên tiến nên anh ấp ủ ước mơ sau này cũng sẽ được trải nghiệm công việc này. Như một cơ duyên, khi thấy thông báo tuyển dụng, anh đã nộp đơn xét tuyển ngay lập tức.

"Ban đầu thời gian đào tạo dự kiến là 19 tháng, nhưng thực tế cho đến nay là gần 5 năm. Do đại dịch Covid-19 và nhiều nguyên nhân khách quan khác nên thời gian học, đào tạo dài hơn nhiều. Trong khoảng thời gian đó, có nhiều lần tôi cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc", anh Phong tâm sự.

Anh thổ lộ, là trụ cột gia đình nên anh cần có trách nhiệm với ba mẹ, vợ con, lo toan các khoản chi phí… Trong khoảng thời gian đi học lái tàu, anh được trường hỗ trợ tiền cơm trưa. Ngoài giờ lên lớp, anh tranh thủ thời gian rảnh đi làm các công việc thời vụ, phụ ba mẹ làm nông để kiếm thêm chút ít trang trải cuộc sống.

"May mắn vào khoảng thời gian khó khăn đó, tôi được ban lãnh đạo công ty quan tâm và gia đình phía sau hỗ trợ. Đặc biệt là gia đình đã giúp đỡ tôi rất nhiều, nếu không có họ thì không có tôi của ngày hôm nay. Gia đình không chỉ giúp đỡ tôi về mặt tinh thần mà còn cả vật chất, để tôi yên tâm theo đuổi nghề này", người kỹ thuật viên lái tàu xúc động.

Công việc lái tàu metro đòi hỏi sự tập trung cao độ và tính kỷ luật nghiêm ngặt
Công việc lái tàu metro đòi hỏi sự tập trung cao độ và tính kỷ luật nghiêm ngặt

Hiện nay, ngoài công việc là một kỹ thuật viên lái tàu, anh Phong còn đảm nhiệm chức vụ Đội phó Đội vận hành tàu, nên khối lượng và áp lực công việc với anh cũng rất lớn.

"Nhà tôi ở Cần Giờ, mỗi ngày đều chạy xe gần 33 km để đến depot Long Bình (TP.Thủ Đức) làm việc. Đi xa cũng hơi vất vả nhưng lâu dần đã quen, chỉ có mùa mưa là cực hơn ngày thường một chút", anh Phong cười rạng rỡ.

Khi tuyến metro số 1 chính thức đi vào hoạt động, không chỉ tạo nên cú hích cho ngành đường sắt đô thị TP.HCM mà còn là ngày mà giấc mơ cầm lái của nhiều kỹ thuật viên trở thành hiện thực. Đội lái tàu hiện nay có 61 người, nhiều năm qua họ vẫn luôn kiên trì, bền bỉ, chờ ngày được ngồi trong cabin, điều khiển tàu lăn bánh.

Triển vọng của nghề lái tàu metro

Xuất phát điểm không phải người làm việc trong môi trường kỹ thuật hay vận tải, anh Phong cho biết bản thân gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu. "Ban đầu tôi không hiểu biết nhiều về máy móc, cách thức chúng vận hành, nên học lý thuyết dường như không hiểu, tiếp cận rất khó. Sau này khi đến giai đoạn học thực hành, được áp dụng kiến thức đó vào thực tế thì mới hiểu và cảm thấy đỡ áp lực hơn", anh nói.

Nghề lái tàu metro là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, tính kỷ luật và khả năng làm chủ công nghệ hiện đại. Bên trong cabin, kỹ thuật viên lái tàu metro phải dùng toàn bộ sự tập trung, kỷ luật vì họ luôn coi trọng sự an toàn và niềm tin của hàng trăm hành khách.

Để cầm lái được con tàu metro hiện đại, anh Phong và các lái tàu khác đều phải được đào tạo bài bản. Khi lên tuyến, người lái lúc nào cũng phải giữ tinh thần tỉnh táo, kỷ luật, tập trung cao độ để đảm bảo tàu vận hành đúng quy trình, đến đúng giờ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống chung, đặc biệt là bảo đảm sự an toàn của hành khách.

Ngoài công việc lái tàu, anh Phong còn đảm nhiệm chức vụ Đội phó Đội vận hành tàu
Ngoài công việc lái tàu, anh Phong còn đảm nhiệm chức vụ Đội phó Đội vận hành tàu

Tuy áp lực là thế nhưng anh Phong cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được làm công việc này. Khi nhìn thấy hành khách hân hoan đón chuyến tàu do anh lái, được cống hiến cho một dự án giao thông quan trọng của thành phố, anh tự hào và hãnh diện. Nhìn nụ cười rạng rỡ của anh, chúng tôi cảm nhận được rằng 5 năm chờ đợi thật sự xứng đáng.

Chúng tôi hỏi: "Khi lên tuyến, điều gì khiến anh lo nhất?". Anh Phong nói rằng "có lẽ là những sự cố". Trong quá trình đào tạo, thực hành, anh và nhiều lái tàu khác đều được tập huấn, xử lý nhiều tình huống khác nhau.

"Chúng tôi đều là các lái tàu mới, kinh nghiệm xử lý sự cố còn hạn chế, đa số đều được diễn tập trong giai đoạn đào tạo nhưng chủ yếu là học lý thuyết. Vậy nên chúng tôi luôn cố gắng điều khiển tàu an toàn, đúng quy trình để hạn chế sự cố xảy ra", anh Phong cho biết.

Nghề lái tàu metro là một ngành nghề mới, trong tương lai còn có khả năng phát triển, mở rộng hơn nữa. Theo anh Phong, tất cả những ai, đặc biệt là các bạn trẻ nếu có ấp ủ ước mơ trở thành một kỹ thuật viên lái tàu thì có thể chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Anh Phong nhấn mạnh: "Ngoài yếu tố sức khỏe thể chất, một kỹ thuật viên lái tàu còn cần có kiến thức, tính kỷ luật cao, tuân thủ mọi quy trình, quy định. Ngoài ra, các bạn cũng nên trang bị cho mình những kỹ năng mềm như phục vụ khách hàng, làm việc đội nhóm để phối hợp với các bộ phận khác...".

Hướng mắt về cung đường tuyệt đẹp phía trước buồng lái, anh Phong gửi gắm niềm hy vọng rằng mai đây tuyến metro của thành phố sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, phục vụ được thêm nhiều khách hàng, tạo ra môi trường làm việc ngày càng hoàn thiện, hiện đại cho các lái tàu và những bộ phận khác. (còn tiếp)

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó giám đốc Xí nghiệp vận hành metro số 1 (Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1), cho biết kỹ thuật viên lái tàu cần có giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ của tuyến bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Để được tham gia chương trình đào tạo cơ bản, các ứng viên cần nộp hồ sơ tuyển chọn, đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe thể chất, trình độ học vấn như: tuổi từ 21 - 35, sức khỏe tốt, thị lực tốt, không bị mù màu, không bị rối loạn sắc giác, trách nhiệm, kỷ luật, chịu được áp lực công việc, tốt nghiệp THPT trở lên… Sau khi hoàn thành khóa học, học viên phải vượt qua kỳ thi sát hạch gồm hai phần lý thuyết và thực hành, ai đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ lái tàu metro. Hiện nay, Trường CĐ Đường sắt là đơn vị tiên phong, đi đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đường sắt đô thị.

Theo Thái Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Mai Thanh Minh trong một cuộc giao lưu tại Di tích quốc gia Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt

Có một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới Kỳ III - Những tù nhân thiếu nhi tự mổ bụng phản đối kẻ thù

Ở Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, đáng sợ nhất đối với các tù nhân nhỏ tuổi là cái rét kinh người trong khi chỉ có manh áo mỏng che thân. Kẻ thù cũng biết điều đó, và chúng đã dùng thủ đoạn cực kỳ dã man là dội nước vào những người tù nhỏ bé, yếu ớt trong đêm khuya giá lạnh.