Độc đáo Văn thánh miếu Phù Cát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại khu phố An Kiều, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát vẫn còn một Văn thánh miếu Phù Cát, không ai rõ nó được xây dựng năm nào nhưng năm 1960 được người dân địa phương tôn tạo, trùng tu theo nguyên gốc, đường nét kiến trúc cổ kính đến nay cho thấy đây là một công trình đẹp.

Ngày xưa văn miếu, văn chỉ là nơi thờ bậc thầy của muôn đời - Đức Khổng Tử, là nơi sinh hoạt của các bậc túc nho, khuyến khích cho việc học tập, đỗ đạt thành tài, tôn vinh những bậc khoa cử địa phương, thực hiện các nghi thức, nghi lễ quan trọng hằng năm do chính quyền và cộng đồng tổ chức. Theo quy định của triều Nguyễn ngày xưa, cơ sở thờ tự đạo Nho được phân cấp tỉnh lập văn miếu, cấp huyện lập văn chỉ, cấp thôn lập văn từ.

TS Võ Minh Hải (bìa phải) ghi lại nội dung các câu đối Hán Nôm tại Văn thánh miếu Phù Cát. Ảnh: NGỌC NHUẬN

TS Võ Minh Hải (bìa phải) ghi lại nội dung các câu đối Hán Nôm tại Văn thánh miếu Phù Cát. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Sách Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn) ghi chép về hệ thống văn miếu, văn chỉ ở tỉnh Bình Định như sau: “Văn miếu ở huyện Phù Cát về phía Bắc tỉnh thành. Đền Khải Thánh ở phía sau văn miếu. Dựng năm Gia Long thứ nhất (1802). Văn chỉ hàng huyện có một ngôi ở thôn Hội An, huyện Bồng Sơn; một ngôi ở thôn Vạn Thiện, huyện Phù Mỹ và một ngôi ở thôn Trung Tính, huyện Tuy Phước, đều dựng giữa đời Tự Đức.

Trải qua thăng trầm lịch sử, hầu hết các văn miếu, văn chỉ, văn từ ở Bình Định không còn nữa. Để tri ân tiền nhân, khơi dậy truyền thống hiếu học đối với thế hệ trẻ, tỉnh ta đã cho phục dựng lại 2 di tích Văn chỉ Hoài Ân và Tuy Phước. Vì vậy, việc vẫn còn Văn thánh miếu ở Phù Cát với kiến trúc cổ kính rất đẹp được gia đình ông Nguyễn Mơi ở số 532 đường Quang Trung, thị trấn Ngô Mây trông coi, lo chuyện hương khói hằng ngày là rất đáng quý. “Hằng năm, bà con địa phương góp tiền, góp sức tổ chức lễ cúng thanh minh tại Văn thánh miếu để cầu quốc thái dân an, tri ân tiền nhân, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm”, ông Mơi chia sẻ.

Trước cửa chính Văn thánh miếu Phù Cát có tấm hoành phi viết 4 chữ: Phú Mỹ cung tường (tức trường học Phú Mỹ - nơi Đức Khổng Tử dạy học ngày xưa), cùng câu đối: “Địa linh nãi sinh nhân sinh hồ kỳ ban chấn hồ kỳ bút/Thiên tuấn chi vật thánh sở chi di cao tán chi di hiền” (tạm dịch: Đất địa linh sinh người tài giỏi, sinh tại đất ấy, chấn hưng tại bút ấy (ý nói tài văn chương)/Trời bao dung vạn vật, bậc thánh cũng ở chỗ ấy mà tán thán cho kẻ hiền cũng ở chỗ ấy).

Từ cửa chính bước vào bên trong gian tiền đường ở giữa có bàn thờ ảnh Đức Khổng Tử với câu đối: “Miếu đường ngọc xứ hàm khâm ngưỡng/Thánh đạo vô thời bất hiển minh” (tạm dịch: Chốn ngọc miếu đường luôn nhận được sự kính ngưỡng/Đạo của ngài lúc nào cũng sáng ngời rạng rỡ); hai bên thờ Thất thập nhị hiền là 72 nhà nho tiêu biểu được tôn lên bậc hiền triết, bàn thờ Tứ phối thập triết là 4 học trò giỏi nhất của Khổng Tử, gồm: Phục thánh Nhan Tử (Nhan Hồi), Tông thánh Tăng Tử (Tăng Sâm), Thuật thánh Tử Tư (Khổng Cấp), Á thánh Mạnh Tử (Mạnh Kha). Tại tiền đường còn có nhiều liễn đối, hoành phi được treo trang nghiêm; trong đó có tấm hoành phi khắc 3 chữ Trung thiên nhật (tức là ngôi sao văn chương) với dòng lạc khoản ghi lại tên của Hội trưởng Hội Khổng học Cát Khánh, Cát Minh là Nguyễn Thúc Hoàng và Phan Viết Hương dâng cúng năm Tân Sửu (1961). Phía sau gian hậu tẩm thờ Khải Thánh phu nhân (mẹ của Khổng Tử), cùng các bậc thân sĩ trí thức, tiền hậu khoa hoạn (những người đỗ đạt làm quan).

Đã nhiều lần khảo sát thực tế ở Văn thánh miếu Phù Cát, TS Võ Minh Hải, Phó trưởng khoa Khoa học - Xã hội và nhân văn, kiêm Giám đốc Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản (Trường ĐH Quy Nhơn), cho biết: “Văn thánh miếu Phù Cát ngày trước là nơi thờ Đức Khổng Tử, thực hiện các nghi lễ của địa phương, còn là nơi sinh hoạt, làm việc của Hội Khổng học huyện Phù Cát ngày xưa. Điều đó chứng tỏ ngày xưa Phù Cát là vùng đất học có tiếng, phát triển mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài. Việc người dân địa phương tự nguyện giữ gìn công trình này là điều rất quý, cho thấy ý thức gìn giữ di sản của bà con rất cao. Tôi nghĩ nếu có điều kiện nên tổ chức nghiên cứu sâu hơn về địa chỉ văn hóa này, khi làm rõ hơn giá trị lịch sử, văn hóa của Văn thánh miếu ta sẽ làm đầy đặn hơn các giá trị văn hóa trầm tích ở Phù Cát”.

ĐOÀN NGỌC NHUẬN

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null