Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.

Ông Biên-Chủ tịch UBND xã Hà Tây-cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Ban Quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia xã chọn Dự án 3 về phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và Tiểu dự án 2 về thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Mới đây, UBND xã tổ chức ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” do chị Yet (làng Kon Pơ Nang) thực hiện với mong muốn đưa ra thị trường sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Chị Yet phơi những bánh men rượu ghè được làm từ vỏ cây rừng. Ảnh: H.P

Chị Yet phơi những bánh men rượu ghè được làm từ vỏ cây rừng. Ảnh: H.P

Chị Yet chia sẻ: Để làm nên sản phẩm rượu ghè mang hương vị độc đáo, các công đoạn chuẩn bị phải thật kỹ lưỡng và công phu. Nguyên liệu gồm: gạo lứt, ớt tươi và vỏ cây hyam được lấy từ trong rừng. Vỏ cây hyam sau khi được lấy từ rừng về rồi bóc tơi ra và dùng chày giã nát, ngâm trong nước khoảng 30 phút, rồi dùng sàng lọc lấy nước. Gạo ngâm với nước để tạo độ mềm, vớt ra giã nát, sàng lấy bột mịn, sau đó cho vào giã chung với ớt tươi. Cuối cùng, trộn nước vỏ cây hyam cùng bột gạo, ớt vừa giã rồi nặn thành những bánh men có hình tròn.

Bánh men sau khi phơi khô thì đem giã nát thành bột và trộn chung với cơm gạo lứt nấu vừa chín tới, rồi ủ hỗn hợp này qua 1 đêm sau đó được cho vào ghè, bọc kín bằng lá chuối đã hong trên bếp lửa. Rượu ghè ủ trong bình sau khoảng 2 tuần thì có thể sử dụng được.

Theo chị Yet, gia đình chị làm rượu ghè từ rất lâu rồi. Cứ mỗi khi chuẩn bị ăn mừng lúa mới hay lễ hội trong làng, các thành viên trong gia đình lại làm những bình rượu ghè thơm ngon phục vụ cho gia đình và bán cho dân làng. Từ khi 15 tuổi, chị đã được mẹ truyền lại các bí quyết làm rượu ghè từ men cây rừng.

“Khi chọn cái tên “Rượu ghè mẹ Dung” là tôi mong muốn con cháu của mình sau này luôn giữ gìn, tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, cũng như phát huy các giá trị văn hóa bản sắc tốt đẹp của người Bahnar”-chị Yet tâm sự.

Chị Yet bên những bình rượu ghè. Ảnh: H.P

Chị Yet bên những bình rượu ghè. Ảnh: H.P

Tâm đắc với hương vị “rượu ghè mẹ Dung”, già làng Groi bộc bạch: “Làng mình đa phần là người Bahnar. Khi làng có lễ hội, nhà nào cũng làm 1 bình rượu ghè mang ra chung vui cùng với mọi người. Riêng rượu ghè do nhà Yet làm ra luôn được bà con ưa thích vì hương vị thơm ngon”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh-cho biết: “Rượu ghè mẹ Dung” làm bằng men vỏ cây rừng có hương vị nồng đượm, thơm ngon đặc trưng. Thời gian tới, huyện sẽ tiến hành thủ tục đánh giá chọn làm sản phẩm OCOP của địa phương, đồng thời quảng bá tại phiên chợ nông sản, lễ hội hoa dã quỳ sắp tới với mong muốn sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường”.

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

Quán mì hoành thánh 50 năm chỉ bán ăn đêm

(GLO)- Không nổi tiếng như những quán ăn lâu đời cùng thời, nhưng quán mì hoành thánh Kế Đô (55 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ khi mở cửa đến nay chỉ chuyên bán ăn đêm. Cũng bởi “lấy đêm làm ngày” mà không phải thực khách nào cũng biết đến quán ăn đêm đã tồn tại suốt nửa thế kỷ qua ở Phố núi.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.