Đỉnh Phja Oắc âm 6 độ C, Mẫu Sơn xuất hiện băng tuyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn, đến 7 giờ sáng 20/2, nhiệt độ trên khu du lịch Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), giảm còn âm 0,4 độ C. Đây là nhiệt độ giảm sâu nhất từ đầu mùa đông năm 2021 đến nay.

Hình ảnh băng tuyết trên khu du lịch Mẫu Sơn.
Hình ảnh băng tuyết trên khu du lịch Mẫu Sơn.
Nhiệt độ thấp kèm theo mưa rải rác, nên khu du lịch Mẫu Sơn từ sáng nay đã xuất hiện băng tuyết bám trên các ngọn cỏ, cành cây, ngọn cỏ, phủ nhẹ trên mặt đất.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hà Văn Tiên cho biết, từ ngày hôm qua (19/2) đến nay, tại các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiệt độ giao động từ 3 đến 6 độ C, kèm theo mưa dông rải rác, lượng mưa từ 20 đến 40mm. Dự báo nhiệt độ còn giảm mạnh trong 3 ngày tới.

Một số hình ảnh băng tuyết trên khu du lịch Mẫu Sơn.
Một số hình ảnh băng tuyết trên khu du lịch Mẫu Sơn.
Do nhiệt độ trên địa bàn tỉnh giảm mạnh nên Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo khuyến cáo bà con nông dân, không thả dông trâu, bò, tạm dừng các hoạt động sản xuất vụ đông xuân... 
 * Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh tăng cường nên các địa phương trong tỉnh Cao Bằng tiếp tục có rét hại, cấp độ rét đậm, rét hại cấp 1.
Nhiệt độ tại nhiều nơi giảm sâu, đêm 19/2, tại đỉnh Phja Oắc, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, nhiệt độ giảm xuống âm 4 độ C. Sáng nay, 20/2, nhiệt độ đo được là âm 6 độ C, kết hợp với độ ẩm cao, băng giá đã phủ kín cây cối, cảnh vật nơi đây.

Cây cối cả vạt rừng bị băng giá phủ trắng xóa. ​
Cây cối cả vạt rừng bị băng giá phủ trắng xóa. ​
Để chiêm ngưỡng cảnh đẹp hiếm gặp, nhiều du khách đã đổ về đỉnh Phja Oắc, nơi có độ cao 1.931m so với mặt nước biển, đây là đỉnh núi cao thứ hai trong tỉnh Cao Bằng (sau đỉnh Phja Dạ, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, với chiều cao 1.980m).
 
 
Những bông “san hô” trên cạn.
Những bông “san hô” trên cạn.
Du khách Nguyễn Thế Toàn, đến từ thành phố Cao Bằng chia sẻ, từ sáng đã cùng bạn bè lên đường, đến Phja Oắc để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và ghi lại những tấm ảnh hiếm gặp tại đây.

Lớp băng phủ khá dày trên các cành cây.
Lớp băng phủ khá dày trên các cành cây.
Trước tình hình rét đậm, rét hại diễn biến phức tạp, các địa phương trong tỉnh Cao Bằng tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, cây trồng, hạn chế thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt
Tin, ảnh: HÙNG TRÁNG; MINH TUẤN - HÀ CƯƠNG (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).