Diện mạo mới ở xã Thăng Hưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến xã Thăng Hưng (huyện Chư Prông, Gia Lai) chúng tôi cảm nhận diện mạo của vùng đất này đã được khoác một tấm áo mới với đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ, những ngôi nhà xây kiên cố mọc lên san sát nhau; trên cánh đồng đất không chỉ có cây lúa, cây bắp mà còn có nhiều cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao…

 Từ năm 2015 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, xã đã được đầu tư xây dựng hơn 20 km đường bê tông về các trục xóm. Qua đó đã giúp người dân đi lại thuận tiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Từ năm 2015 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, xã đã được đầu tư xây dựng hơn 20 km đường bê tông về các trục xóm. Qua đó đã giúp người dân đi lại thuận tiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Hải-Chủ tịch UBND xã Thăng Hưng-cho biết: Khoảng chục năm trước, cơ sở hạ tầng ở Thăng Hưng chưa được đầu tư nhiều, đời sống của người dân còn khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân xã Thăng Hưng đã không ngừng phấn đấu đưa địa phương ngày càng đi lên. Nhất là từ khi xã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo ở Thăng Hưng ngày càng khởi sắc, năm 2019, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và tiếp tục nâng cao các tiêu chí để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Đến nay các công trình trường học, trạm y tế trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia, 100% các thôn, làng có nhà sinh hoạt; trên 80% đường đến các thôn được bê tông hóa, toàn xã không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; người dân được sử dụng điện lưới an toàn; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%. Trong phát triển kinh tế, để nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, xã Thăng Hưng đã triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đồng thời vận động bà con tích cực chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nhiều cây trồng có giá trị cao như sầu riêng, mít thái, nhãn với diện tích 150 ha; phát triển được các mô hình chăn nuôi bò, dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập của người dân theo từng năm. Năm 2020 nhập bình quân đầu người ở xã Thăng Hưng đạt 41 triệu đồng/người/năm (tăng 31 triệu đồng so với thời kỳ năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và từng bước nâng cao.

 Tuyến đường bê tông dài gần 2 km đi thôn 7 được đầu tư xây dựng năm 2019, trị giá hơn 1 tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới.
Tuyến đường bê tông dài gần 2 km đi thôn 7 được đầu tư xây dựng năm 2019, trị giá hơn 1 tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới.
Xã Thăng Hưng hiện có 3/3 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trong đó, Trường Mầm non Hoa Hồng vừa mới được đưa vào sử dụng với tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ đồng, phục vụ chăm sóc và nuôi dạy hơn 200 trẻ.
Xã Thăng Hưng hiện có 3/3 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Trong đó, Trường Mầm non Hoa Hồng vừa mới được đưa vào sử dụng với tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ đồng, phục vụ chăm sóc và nuôi dạy hơn 200 trẻ.
Người dân được hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận tiện tại “Bộ phận một cửa” UBND xã Thăng Hưng.
Người dân được hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận tiện tại “Bộ phận một cửa” UBND xã Thăng Hưng.
Mô hình 5 ha trồng cây ăn trái của ông Mai Văn Quang ở thôn 2 cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Quang cho biết: “Năm 2017 ông mạnh dạn trồng 1000 mít thái, 200 cây sầu riêng, 500 cây vải. Đến nay các loại cây đã cho thu hoạch như mít, vải… dự kiến năm nay vuờn vải 200 cây cho thu bói khoảng 5 tấn với giá bán từ 35 đến 40 ngàn đồng thì tôi cũng có gần 200 triệu đồng”.
Mô hình 5 ha trồng cây ăn trái của ông Mai Văn Quang ở thôn 2 cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Quang cho biết: “Năm 2017 ông mạnh dạn trồng 1000 mít thái, 200 cây sầu riêng, 500 cây vải. Đến nay các loại cây đã cho thu hoạch như mít, vải… dự kiến năm nay vuờn vải 200 cây cho thu bói khoảng 5 tấn với giá bán từ 35 đến 40 ngàn đồng thì tôi cũng có gần 200 triệu đồng”.
Ngoài trồng lúa và làm nương rẫy, bà Rơ Lan H’Juch (thôn 6, xã Thăng Hưng) còn mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò, gà để phát triển kinh tế. Mỗi năm gia đình bà thu nhập gần 100 triệu đồng từ 1 ha cà phê và 1 ha cao su.
Ngoài trồng lúa và làm nương rẫy, bà Rơ Lan H’Juch (thôn 6, xã Thăng Hưng) còn mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò, gà để phát triển kinh tế. Mỗi năm gia đình bà thu nhập gần 100 triệu đồng từ 1 ha cà phê và 1 ha cao su.
Còn gia đình chị Kpă Lih (thôn 5, xã Thăng Hưng), năm 2017 đã chuyển đổi 4 sào đất lúa không đủ nước tưới sang trồng các loại rau xanh. “Nhờ vậy mà tôi có rau bán quanh năm nên cũng đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, có tiền để lo cho con cái đi học”.
Còn gia đình chị Kpă Lih (thôn 5, xã Thăng Hưng), năm 2017 đã chuyển đổi 4 sào đất lúa không đủ nước tưới sang trồng các loại rau xanh. “Nhờ vậy mà tôi có rau bán quanh năm nên cũng đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, có tiền để lo cho con cái đi học”.
Vườn ươm hơn 1 sào của gia đình anh Đặng Văn Đông (thôn 1, xã Thăng Hưng), mỗi năm xuất bán hơn 20 ngàn cây giống các loại trên địa bàn huyện và các xã lân cận, mang thu nhập cho gia đình anh trên 150 triệu đồng.
Vườn ươm hơn 1 sào của gia đình anh Đặng Văn Đông (thôn 1, xã Thăng Hưng), mỗi năm xuất bán hơn 20 ngàn cây giống các loại trên địa bàn huyện và các xã lân cận, mang thu nhập cho gia đình anh trên 150 triệu đồng.
Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn 6-Rơ Mah Blong cho biết: “Trong thôn hiện có 42 hội viên thì có 19 hội viên là hộ nghèo. Năm 2019, nhờ mô hình hỗ trợ sinh kế của hội phụ nữ đã giúp hội viên nghèo phát triển chăn nuôi bò đã đem lại kết quả cao. Sau 1 năm đã có 3 hội viên đã được thoát nghèo điển hình là chị Rơ Mah Lul, Rơ Mah Plen”.
Chi Hội trưởng Hội Phụ nữ thôn 6-Rơ Mah Blong cho biết: “Trong thôn hiện có 42 hội viên thì có 19 hội viên là hộ nghèo. Năm 2019, nhờ mô hình hỗ trợ sinh kế của hội phụ nữ đã giúp hội viên nghèo phát triển chăn nuôi bò đã đem lại kết quả cao. Sau 1 năm đã có 3 hội viên đã được thoát nghèo điển hình là chị Rơ Mah Lul, Rơ Mah Plen”.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.