Diễn biến bất ngờ vụ Tôn Nữ Thị Huyền mua bán bộ phận cơ thể người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Bà trùm" Tôn Nữ Thị Huyền trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thuộc cấp đưa 37 người sang Campuchia cắt ghép thận với giá từ 15.000 – 17.000 USD/quả thận.


Ngày 19-1, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử băng nhóm mua bán bộ phận cơ thể người xuyên quốc gia do Tôn Nữ Thị Huyền (SN 1975) chỉ đạo, điều hành ở Việt Nam.

Theo đó, 8 đối tượng ra tòa về tội "Mua bán bộ phận cơ thể người", gồm: Tôn Nữ Thị Huyền (SN 1975), Đào Đức Hai Việt (SN 1994), Hoàng Đức Tùng (SN 1991), Phạm Quang Cảnh (SN 1996), Huỳnh Linh Tâm (SN 1992), Nguyễn Minh Tâm (SN 1999), Đào Quang Hưng (SN 1992), Huỳnh Kim Ngân (SN 1995).

Sau khi xét hỏi, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Chủ tọa giải thích một số tình tiết trong hồ sơ vụ án chưa được làm rõ nên cơ quan xét xử quyết định trả hồ sơ.

Trước đó tại tòa, bị cáo Huyền biện bạch rằng bị cáo đưa người sang Campuchia bán thận vì Việt Nam nghiêm cấm hành vi trên. Còn bên Campuchia, việc này dễ thực hiện hơn. Bị cáo cho rằng bản thân làm việc... nhân đạo. Bị cáo không ép buộc ai bán thận.

"Bà trùm” đường dây mua bán thận khai đường dây mua bán thận này đa phần là người nước ngoài. Bị cáo Huyền thừa nhận tất cả hành vi như cáo trạng quy kết.

Có mặt tại tòa, các bị hại đều khai họ đã bán một quả thận. Có người nhận đủ 210 triệu đồng, có người chỉ mới nhận từ 18-60 triệu tạm ứng. Quyết định bán thận xuất phát từ điều kiện khó khăn.

Theo cáo trạng, Huyền là người điều hành đường dây mua bán thận ở Việt Nam. Phạm tội với vai trò đồng phạm, những đối tượng khác giúp Huyền đưa người bán thận đến bệnh viện; tìm người bán thận, môi giới qua internet. Hầu hết các đối tượng phạm tội đều là những người từng có kinh nghiệm đi bán thận "chui".


 

 Các bị cáo trao đổi với luật sư trước khi HĐXX làm việc
Các bị cáo trao đổi với luật sư trước khi HĐXX làm việc


Năm 2009, Huyền đi ghép thận ở Trung Quốc nên quen biết Đoàn Thành Nhân (người Việt sinh sống ở Campuchia, chưa rõ lai lịch). Đến năm 2016, Huyền sang Campuchia gặp lại đồng hương. Nhân giao Huyền liên hệ bàn bạc việc mua bán thận với một bác sĩ tên Trần (người Singapore, làm việc tại 1 bệnh viện ở Campuchia). "Bác sĩ Trần" nói Huyền về Việt Nam tìm người có nhu cầu bán thận, rồi đưa sang Campuchia ghép thận cho người có nhu cầu. Mức giá "bác sĩ Trần" đưa ra là từ 15.000 – 17.000 USD/quả thận.

Huyền trở về Việt Nam và bắt đầu chiêu mộ những đối tượng khác vào đường dây mua bán thận xuyên quốc gia.

Từ năm 2017 - 2019, "bà trùm" Tôn Nữ Thị Huyền cùng đồng phạm tìm hơn 100 người bán thận, đưa những người này đến nhiều bệnh viện ở TP HCM và TP Hà Nội làm xét nghiệm.

Sau đó, "bà trùm" trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thuộc cấp đưa 37 người sang Campuchia cắt ghép thận. Nhờ đó, băng nhóm tội phạm thu lợi hơn 2,5 tỉ đồng. Trong 37 người bán thận đã ghép thận cho người khác, cơ quan điều tra xác định rõ lai lịch 22 người. Sau khi bán thận, những người này tổn hại sức khỏe từ 45-69%.

Liên quan đến đường dây mua bán thận xuyên quốc gia, cơ quan điều tra xác minh một số đối tượng hoạt động ở Campuchia. Tới nay, Bộ Tư pháp Vương quốc Campuchia chưa trả lời kết quả xác minh nên cơ quan chức năng chưa có căn cứ xử lý.

Sau khi công bố nội dung vụ án, đại diện VKSND TP HCM nhận định các đối tượng cấu kết chặt chẽ; phân công vai trò cụ thể từng người, từ việc tìm kiếm người bán thận trên mạng internet, đưa người đi xét nghiệm ở bệnh viện, nuôi dưỡng người bán thận, đưa người bán thận sang Campuchia và về Việt Nam, đến thanh toán tiền mua thận.

Phiên tòa dự kiến kéo dài hai ngày (19 và 20-1).

 

Theo Di Lâm (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.