"Địa ngục trần gian" giữa lòng Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ít ai biết được rằng giữa lòng đô thị Pleiku đã từng có một “địa ngục trần gian” đối với các tù binh cộng sản, đó chính là nơi để phân hóa tù binh, hoàn chỉnh hồ sơ trước khi đày ra trại giam tập trung lớn nhất ở đảo Phú Quốc do Bộ Quốc phòng Ngụy quản lý.

.
 Mô hình chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn tại Nhà lao Pleiku
Mô hình chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn tại Nhà lao Pleiku.

Trại giam được xây dựng trên một đồi đất đỏ (nay nằm trên đường Yết Kiêu, tổ 10, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) thuộc sự quản lý của Quân đoàn II Ngụy tại Pleiku, hoạt động từ năm 1966 đến năm 1972. Toàn khu vực trại giam rộng khoảng 7 ha; đến tháng 5-1967, cả 20 phòng giam trên 2.000 người vẫn không đủ để nhốt tù, bọn địch phải căng lều bạt thêm ở trong trại để tù binh ở tạm. Lúc này chúng phải khẩn trương dựng thêm một trại khác gọi là trại II để giam giữ tù binh. Trại giam Pleiku gồm 18 phòng giam (trong đó 2 phòng dùng làm chuồng cọp), mỗi phòng giam dài 2 mét, rộng 5 mét, có 2 ô cửa bỏ ngỏ để dễ kiểm soát bên trong; mỗi phòng giam từ 80 đến 120 người; chúng phân loại tù binh theo từng cấp bậc, chuyên môn, thương tật, Bắc-Nam. Để khống chế và phân hóa tù binh, bọn địch lập ra “đội trật tự” để làm tay sai cho bọn giám thị, tăng cường kìm kẹp, đánh đập, hạ nhục tù binh hoặc bắt ngồi ở chuồng cọp. Trong khi đó ngoài chiến trường đang ở thời kỳ ác liệt nên số người bị địch bắt vào tù ngày càng đông.

Trước tình hình đó, liên chi bộ thấy cần thiết phải tăng cường phát triển các cơ sở Đảng, Đoàn và thống nhất lực lượng, thống nhất lãnh đạo bằng sự ra đời của một Đảng ủy. Ngày 3-2-1967, 4 đảng viên đầu tiên ở trại giam đã cùng nhau tuyên thệ trước khi thành lập chi bộ đầu tiên của trại giam mang tên “Ba tháng Hai”. Đến tháng 9-1967 trại có thêm 4 chi bộ và 4 chi đoàn cho đơn vị phòng y tá, phòng chuyên nghiệp, phòng thương binh, đại đội hai. Đến tháng 10-1968, toàn Đảng bộ đã có 9 chi bộ và 9 chi đoàn gồm khoảng 90 đảng viên và 150 đoàn viên. Đảng ủy lúc này gồm các đồng chí Hải Liên, Trương Ngọc Bích, Nguyễn Bốn, Phan Tấn Cử, Nguyễn Mai.

Giai đoạn từ tháng 4-1969 đến tháng 9-1969 trại giam lại gặp khó khăn mới do lực lượng nòng cốt liên tục bị đẩy ra khỏi trại. Tuy phong trào lắng xuống sau ngày để tang Bác, nhưng các đồng chí còn lại vẫn bảo vệ được thành quả của bao đồng chí đi trước qua đấu tranh, đổ máu mang lại đó là: Không chào cờ địch, không chào “kính” bọn sĩ quan, không làm tạp dịch quân sự… Thế nhưng địch lại tiếp tục vơ vét tù binh đưa ra đảo Phú Quốc hết đợt này đến đợt khác.

Tuy nhiều cơ sở Đảng, Đoàn ở trại giam không tồn tại được lâu dài, nhưng đây là một lớp học vỡ lòng rất quan trọng sau bước ngoặt lớn của từng số phận đảng viên, đoàn viên không may bị địch bắt để trở thành những hạt giống tốt trong các Đảng bộ ở các trại giam Phú Quốc, Phú Tài, Cần Thơ, Biên Hòa sau này. Vì vậy sự ra đời của chi bộ đầu tiên, rồi phát triển thành một đảng bộ trên 20 chi bộ với gần 250 đảng viên, hơn 400 đoàn viên ở Trại giam tù binh Pleiku đã tạo thành một chỗ dựa tinh thần, nơi cung cấp hành trang và vũ khí mới, tuy thô sơ nhưng củng cố được niềm tin để bước vào một trận địa mới đầy gian lao, thử thách đang ở phía trước.

Tháng 5-1972, khi ở bên ngoài đang đánh vào Kon Tum, bọn địch sợ đánh vào Pleiku nên đã chuyển hết số tù binh ở hai phòng biệt giam ra đảo Phú Quốc. Đến cuối năm 1972, trại giam tù binh Pleiku hoàn toàn bỏ trống.

Trại giam tù binh Pleiku hiện nay đã bị phá hủy hoàn toàn, nhưng vẫn còn lại những hiện vật và dấu vết mãi mãi không phai mờ, nơi đó những đảng viên cộng sản kiên trung bị địch bắt tù đày đã trải qua một quá trình đấu tranh máu lửa với kẻ thù để giữ gìn khí tiết, để “sống cùng Đảng, chết cũng không rời Đảng”. Hơn 40 năm trôi qua, điều mong ước lớn nhất của những người còn sống đến hôm nay là có được nơi hương khói cho những người đã mất, đồng thời ghi nhớ công ơn thầm lặng của các cựu tù chính trị trong cuộc chiến không cân sức giữa chốn lao tù. Thấu hiểu được nỗi niềm đó, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã có chủ trương cho phép xây dựng Bia tưởng niệm Trại giam tù binh Pleiku ngay trên khu đất trước kia là trại giam cũ; hiện nay công tác thiết kế đang được gấp rút tiến hành để đảm bảo công trình được hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

Cùng với Nhà lao Pleiku, căn cứ địa khu 10, căn cứ địa cách mạng khu 9-xã Gào… thì Trại giam tù binh Pleiku cũng chính là một dấu ấn lịch sử đáng nhớ trên mảnh đất Gia Lai anh hùng; là niềm tự hào chung của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Hy vọng sau khi Bia tưởng niệm Trại giam tù binh Pleiku được hoàn thành sẽ là nơi lui tới thăm viếng và tri ân những con người đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc; đồng thời qua đó giúp thế hệ trẻ hiểu và thêm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc ta.

Huyền Thương

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.