Đề xuất sửa đổi quy định về thẩm tra ATGT đường bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
Cụ thể, tại dự thảo, Bộ đã đề xuất nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng điều kiện sau: Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 4 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, có 1 thẩm tra viên là kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 1 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 5 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 1 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 1 thẩm tra viên là kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 1 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.
Điều kiện cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên ATGT đường bộ
Theo dự thảo, cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau: Là tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.   
Về cơ sở vật chất, bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m­­2/chỗ học, có thiết bị nghe nhìn, âm thanh (màn hình, máy chiếu; máy vi tính; bộ tăng âm, micro kèm loa); phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 1 máy đo tốc độ tự động (có khả năng đánh giá diễn biến tốc độ của phương tiện), 1 máy đo độ phản quang của biển báo, 1 máy đo độ phản quang của sơn kẻ đường, 1 thiết bị đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường, 1 thiết bị đánh giá độ nhám hoặc ma sát mặt đường, 1 máy ảnh kỹ thuật số, 1 loa tay.  
Về đội ngũ giảng viên, có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12c của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP và có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ (phù hợp với chuyên đề giảng dạy) và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.
Về tài liệu giảng dạy, nội dung phải phù hợp với quy định của Bộ Giao thông Vận tải về chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Tuệ Văn (Chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

Trên 384 triệu đồng quà tặng cho người nghèo và học sinh khó khăn tại Chư Sê và Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-10, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Gia Lai, Hội CTĐ huyện Chư Sê phối hợp với Hội CTĐ cụm thi đua số 1 (trực thuộc Hội CTĐ TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình công tác xã hội nhân đạo, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Chư Sê.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.

Đã nghèo còn gặp tai ương

Đã nghèo còn gặp tai ương

(GLO)- Ở tuổi 60, ông Võ Văn Nhị (thôn Tiên Sơn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) vẫn phải lặn lội hàng chục cây số để làm thợ hồ. Rồi tai ương bất ngờ ập đến sau vụ sập giàn giáo. Tuy giữ được mạng sống nhưng ông Nhị phải nằm liệt ở bệnh viện, cuộc sống gia đình đã cơ cực nay lại càng thêm khó.