Đề nghị Ấn Độ mở cửa thị trường với nông sản, trái cây tươi của VN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ đạt 15 tỷ USD trong năm 2022, tăng 13,6% so với năm 2021 nhưng mới chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía Ấn Độ đẩy mạnh mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía Ấn Độ đẩy mạnh mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Tại buổi tiếp và làm việc với ngài Sandeep Arya, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam ngày 14/2 tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía Ấn Độ đẩy mạnh mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam. Bởi, Việt Nam có rất nhiều trái cây nhiệt đới đặc sản tươi ngon nhưng đến nay mới chỉ có quả thanh long được cấp phép nhập khẩu vào Ấn Độ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chúc mừng Ngài Sadeep Arya đảm nhận nhiệm vụ Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam và bày tỏ cảm ơn đối với sự hợp tác hiệu quả, chặt chẽ của Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội.

Cùng đó, Bộ trưởng đánh giá cao vai trò của Đại sứ như là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung và trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng nói riêng. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Đại sứ sẽ đóng góp mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trong thời gian tới.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ Sandeep Arya đã thảo luận và hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Ấn Độ đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Ấn Độ hiện đã trở thành đối tác đầu tư lớn nhất, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á.

Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ mới đạt 15 tỷ USD trong năm 2022, tăng 13,6% so với năm 2021 nhưng chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới.

Với quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp, tiềm năng của hai nền kinh tế dồi dào, với quy mô thương mại quốc tế lớn của Việt Nam và Ấn Độ, hai nước còn rất nhiều dư địa để tăng mạnh hơn nữa thương mại song phương.

Để khai thác đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và dư địa trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía Ấn Độ phối hợp chặt chẽ để chống đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trong khu vực và trên thế giới.

Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp hai nước.

Hơn nữa, tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp về thương mại và hợp tác đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng nguyên liệu, nhất là trong các ngành mà hai bên có thế mạnh như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, dược phẩm từ Ấn Độ, nông thủy sản, thực phẩm từ Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ hỗ trợ đẩy nhanh quy trình cấp phép nhập khẩu cho trái cây của Việt Nam, trước hết là nhãn, bưởi, chôm chôm và sầu riêng, sau đó là các loại khác như bơ, dừa, dưa hấu, dâu tây.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nêu quan ngại đối với các biện pháp chính sách của Ấn Độ trong thời gian qua như áp giá sàn nhập khẩu hồ tiêu, hạt điều, hạn chế nhập khẩu hương nhang, các yêu cầu xác minh xuất xứ hàng hóa theo Luật Hải quan CAROTAR 2020.

Các quy định này tạo ra gánh nặng, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp xuất khẩu và có thể cản trở thương mại. Chính vì vậy, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ quan tâm, hỗ trợ thúc đẩy các cơ quan liên quan của Ấn Độ xem xét nghiêm túc quan ngại của Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung.

Hơn nữa, có hướng giải quyết phù hợp, trên cơ sở tuân thủ các quy định/cam kết trong các khuôn khổ đa phương và lợi ích chính đáng của các bên.

Đại sứ Ấn Độ cho biết Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của Ấn Độ trong ASEAN, kinh tế Việt Nam và Ấn Độ có sự bổ trợ tương đối lớn.

Đặc biệt, quan hệ giữa hai nước hiện nay là quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như chính sách Hành động hướng Đông của chính phủ Ấn Độ.

Đại sứ Ấn Độ đánh giá cao các tiềm năng hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, dầu khí, công nghệ thông tin, kinh tế số, dược phẩm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0… Các lĩnh vực này có thể mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước hiện tại và trong tương lai.

Việt Nam có rất nhiều trái cây nhiệt đới đặc sản, nhưng đến nay mới chỉ có quả thanh long được cấp phép nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Việt Nam có rất nhiều trái cây nhiệt đới đặc sản, nhưng đến nay mới chỉ có quả thanh long được cấp phép nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Bên cạnh đó, Đại sứ Ấn Độ bày tỏ sự nhất trí cao đối với các biện pháp tăng cường kinh tế-thương mại song phương mà Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã phân tích, đặc biệt về chống đứt gãy và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, xúc tiến thương mại và mở rộng thương mại nông sản.

Đối với các biện pháp chính sách hạn chế thương mại của Ấn Độ, Đại sứ Sandeep Arya chia sẻ với các quan ngại của Việt Nam và bày tỏ sẽ trao đổi với các cơ quan liên quan của Ấn Độ để giải quyết tích cực.

Đại sứ Sandeep Arya cho biết hai nước đang thúc đẩy, chuẩn bị cho các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước trong năm 2023. Chính vì vậy, hai bên cần nhanh chóng tổ chức các cuộc làm việc cấp kỹ thuật để giải quyết các nội dung tồn đọng, các vướng mắc trong quan hệ kinh tế-thương mại song phương.

Bộ trưởng và Đại sứ nhất trí sẽ sớm thúc đẩy tổ chức kỳ họp tiếp theo của Tiểu ban hỗn hợp thương mại Việt Nam-Ấn Độ tại New Dehli trong nửa đầu năm 2023 để đóng góp kết quả và nội dung thực chất cho cơ chế họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Ấn Độ và cho các chuyến thăm lẫn nhau trong năm 2023 của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Kết thúc buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa chúc mừng Đại sứ Sandeep Arya có một nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam, đồng thời mong muốn Đại sứ sẽ tiếp tục đóng góp và vun đắp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ phát triển mạnh mẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.