Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.
(GLO)- Để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng phát huy năng lực học sinh ở bậc tiểu học, ngành Giáo dục TP. Pleiku đã đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
(GLO)- Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THCS xây dựng 2 môn tích hợp mới gồm môn Khoa học tự nhiên (tích hợp các môn Sinh học, Hóa học, Vật lý) và môn Lịch sử và địa lý. Trên thực tế, việc triển khai giảng dạy 2 môn này đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) đã bị sạt lở nghiêm trọng vào tháng 8/2023 và nhà trường phải mượn 3 phòng tại một trường mầm non để tổ chức dạy và học.
Bản tin hôm nay có những thông tin sau: Ông Trần Minh Sơn giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai; Gia Lai phát động cuộc thi “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh-Ý chí, trí tuệ Việt Nam”; Bình chọn 8 công dân trẻ tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2023…
(GLO) -Chuẩn bị năm học 2023-2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) vừa tập huấn dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 4, lớp 5 vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Tham dự tập huấn có gần 50 cán bộ quản lý và giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn huyện.
(GLO)- Trong 2 ngày (20 và 21-6), Phòng GD-ĐT huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tập huấn dạy chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 cho 48 cán bộ quản lý và giáo viên.
(GLO)- Ngày 29 và 30-11, tại Trường Tiểu học, THCS và THPT Sao Việt (TP. Pleiku), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai tổ chức tập huấn về lồng ghép giới trong quản lý, dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Mặc dù trải qua không ít khó khăn, thách thức, song ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai đã từng bước vươn lên khẳng định vị thế với nhiều thành tựu nổi bật. Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Duy Định-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT xung quanh vấn đề này.
(GLO)- Ký ức về hoạt động dạy và học những năm đầu sau giải phóng vẫn còn in đậm trong từng câu chuyện kể của các cựu giáo chức. Với họ, đó là khoảng thời gian đầy ắp vất vả nhưng rất đáng tự hào khi cùng nhau góp sức cho nền giáo dục tỉnh nhà “nở hoa“ trong gian khó.
Theo lãnh đạo nhiều trường phổ thông quốc tế, song ngữ, không thể có tư duy 'zero Covid' trong trường học, nên nếu có 1 học sinh F0 mà cho cả trường nghỉ là không ổn.
Dù ở trong tâm dịch trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng thầy giáo Bùi Thái Nam vẫn nỗ lực dạy trực tuyến, giúp 100% học sinh đỗ tốt nghiệp, 1 học sinh đạt điểm 10 môn toán duy nhất của tỉnh.
(GLO)- Sáng 2-11, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tháng 10 và triển khai nhiệm vụ tháng 11-2021. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.
Kiểm tra trực tuyến trong năm học này sẽ không còn là việc bị động, vấn đề đặt ra là khi buộc phải kiểm tra trực tuyến thì biện pháp nào để kết quả là thực chất?
(GLO)- Vừa qua, các huyện, thị xã khu vực phía Đông Nam tỉnh trưng dụng Trường THCS Dân tộc Nội trú làm khu cách ly tập trung. Trước tình hình đó, các trường tổ chức dạy và học một cách linh hoạt, đảm bảo yêu cầu trong tình hình mới.
(GLO)- Ngày 12-9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai có Công văn hỏa tốc số 2043/SGDĐT-VP hướng dẫn bổ sung nội dung Công văn số 2041/SGDĐT-VP ngày 11-9-2021 của Sở về thời gian đi học của học sinh tiểu học, THCS và THPT. Văn bản này nhằm giúp các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai dạy học đảm bảo công tác phòng-chống dịch Covid-19.
(GLO)- Giai đoạn 2017-2020, hoạt động dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiều khởi sắc. Tại Gia Lai, chương trình Tiếng Anh 10 năm phổ thông được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tiếp tục quan tâm triển khai trên quy mô toàn tỉnh. Tuy nhiên, với không ít trường vùng khó, việc dạy và học môn này vẫn còn là điều bất khả thi.
Mệt mỏi với lịch học kín mít nên L. (học sinh lớp 8, trú tại Tân Bình, TPHCM) không có nhiều thời gian để họp nhóm, chỉ tranh thủ giờ giải lao để phân công nhiệm vụ cho 2 bài thuyết trình vào tuần sau, rồi việc ai nấy làm. Nhiều khi, em phải thức đêm chuẩn bị bài thuyết trình. Ban đầu, được thuyết trình khiến L. cảm thấy hứng thú nhưng với lịch trình ngày càng nhiều thì càng thấy chán nản.
Chương trình giáo dục phổ thông mới có thay đổi lớn nhất ở cấp tiểu học là được xây dựng theo hướng bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày. Câu hỏi đặt ra nếu vẫn chỉ học 1 buổi/ngày thì ảnh hưởng thế nào?
Trong rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng ngồi nhầm lớp như do bệnh thành tích, do dư luận xã hội, do tình yêu thương học trò..., còn có nguyên nhân rất căn bản là do giáo viên thiếu cảm xúc trong dạy học.
Phải “hẹn hò“ mãi chúng tôi mới có dịp vào Đưng Trang vì mùa này những cơn mưa rừng không dứt, xé tan hoang đường sá. Tại điểm trường Đưng Trang (xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương), hai cô giáo được phân công giảng dạy trong điều kiện khá khó khăn, vất vả. Nhưng hơn hết tình cảm các cô giáo dành cho học sinh của mình luôn đong đầy, các cô như những cánh chim không mỏi, thiết tha những chuyến đi về mỗi tuần để mỗi lần lên lớp đem theo những niềm vui.
(GLO)- Khổ cực trăm bề, nhưng cuộc sống và công việc dạy học ở vùng đồng bào dân tộc Jrai những năm ấy như một liều thuốc thử thách lòng nhiệt thành tuổi trẻ đã mang lại cho chúng tôi nhiều điều bổ ích. Để hôm nay, mỗi khi có dịp gặp nhau, ai cũng bồi hồi nhắc nhớ về những kỷ niệm thân thương của một thời thanh xuân sôi nổi.