Không thể có 'zero Covid' trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo lãnh đạo nhiều trường phổ thông quốc tế, song ngữ, không thể có tư duy 'zero Covid' trong trường học, nên nếu có 1 học sinh F0 mà cho cả trường nghỉ là không ổn.

Theo bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT Hệ thống Trường quốc tế Canada, muốn học sinh (HS) đến trường học trực tiếp một cách bình thường trong mùa dịch, cần phải bỏ tư duy “zero Covid”. Phải xác định tâm thế rõ ràng thích ứng với dịch thì mọi thứ phải “bình thường mới”. Không thể cứ có F0 xuất hiện là cho cả trường nghỉ như ở nhiều nơi thực hiện.

 

 Học sinh một trường quốc tế tiêm vắc xin phòng Covid-19 - Ảnh: Lê Nam
Học sinh một trường quốc tế tiêm vắc xin phòng Covid-19 - Ảnh: Lê Nam


Theo bà Oanh, vấn đề là phải có các kế hoạch chuẩn bị sẵn, kể cả các tình huống tập dượt sẵn khi trường hợp này xảy ra.

“Ban giám hiệu các trường của hệ thống đã chuẩn bị sẵn các tình huống ứng phó, thậm chí không những kịch bản 1 mà cả kịch bản 2, 3… Chúng tôi đang tính toán phương án như các trường phổ thông ở Anh có tên Bubble School. Mỗi lớp là một bubble (bong bóng) riêng. Họ chia HS ra thành từng nhóm đi học. Các sinh hoạt trong trường cũng lệch giờ theo từng nhóm. Nếu có 1 HS là F0 thì sẽ khu trú, tách riêng HS, giáo viên của nhóm đó để cách ly và theo dõi. Điều này giúp cho hoạt động chung của cả trường không bị ảnh hưởng”, bà Oanh cho biết.

Theo bà Oanh, ở thời điểm này nên mạnh dạn cho mở cửa trường học trở lại. Nếu cứ đóng cửa trường thì không biết đến chừng nào HS mới được đi học. Nếu chưa an tâm, có thể cho một số trường học đảm bảo tiêu chí an toàn mở cửa đón HS trước. Những trường nào qua đánh giá, kiểm tra, có đủ điều kiện mở cửa trở lại và đảm bảo yêu cầu an toàn thì cho mở cửa dần dần, để tập dượt. “Nếu cứ đưa tất cả vào “một giỏ’” rồi cứ phải chờ lâu dài cùng nhau là không nên”, bà Oanh nhận định.

Bà Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS - THPT Vinschool, cũng cho biết trường luôn trong tư thế sẵn sàng, dù là học trực tuyến hay học trực tiếp. Giáo viên và HS trung học tại trường cũng đã được tiêm ngừa, cơ sở vật chất cũng đã sẵn sàng. Thành phố chỉ cần cho đi học là trường mở lớp và dạy ngay lập tức.

Theo bà Điệp, trường cũng đã lên phương án khi học trực tiếp. Chẳng hạn, HS nếu trở thành F0 thì sẽ khoanh vùng. Không thể chỉ vì 1 HS F0 mà đóng cửa cả trường. Hiện nay HS đã được tiêm vắc xin nên nếu giả sử có nhiễm thì cũng nhẹ hơn.

“Khi có HS F0, lớp học sẽ phân nhỏ ra chứ chắc chắn không để cả trường nghỉ học. Trong năm học trước, trường có một trường hợp F1. Thời điểm ấy, phải truy tận gốc cả F2, F3, F4 nhưng cũng chỉ cho giáo viên và HS lớp đó tạm nghỉ, khi test âm tính thì đến trường lại bình thường”, bà Điệp cho biết.

Theo bà Điệp, không phải trường có sĩ số HS ít, cơ sở vật chất tốt là nên được đi học trước. Quan trọng là trường đã chuẩn bị đầy đủ để triển khai việc dạy học trong mùa dịch hay không.

Theo Đăng Nguyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.