Niềm vui nhân đôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Một phụ huynh có con học THCS ở Q.Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ đầu tháng 3 vừa qua, khi Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh (HS) từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước từ năm học 2025 - 2026, phụ huynh đã rất vui khi sẽ bớt được một khoản học phí.

Nay Tổng Bí thư chỉ đạo rõ hơn về miễn học phí kể cả với những trường dạy học 2 buổi/ngày thì thực sự niềm vui đó lại được nhân lên.

Chỉ đạo rõ ràng, dứt khoát về miễn phí học 2 buổi mỗi ngày có ý nghĩa đặc biệt với thực tế tổ chức dạy học 2 buổi/ngày mỗi nơi mỗi kiểu hiện nay. Ở cấp tiểu học, dù Hiến pháp và luật Giáo dục hiện hành đã quy định miễn học phí nhưng có miễn tiền buổi 2 hay không thì có nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau.

Điều đáng nói, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cấp tiểu học được thiết kế bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày nhưng không phải địa phương nào cũng vì thế mà chấm dứt việc thu học phí buổi 2 đối với HS tiểu học.

Với cấp THCS, THPT, do chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chỉ thiết kế dạy học 1 buổi/ngày nên ở những nơi dạy học 2 buổi/ngày, lâu nay phụ huynh phải đóng học phí 2 lần: ngoài học phí chính khóa còn học phí buổi học thứ hai, mà nhiều khi học phí buổi hai còn cao hơn nhiều.

Ngay tại Hà Nội, hiện những trường THCS công lập có tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì phụ huynh phải đóng ít nhất hai khoản. Thứ nhất, học phí thu theo quy định nhà nước là 155.000 đồng/tháng/HS. Thứ hai, tiền học 2 buổi/ngày là 235.000 đồng/HS/tháng, thực hiện theo nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội đối với dịch vụ hỗ trợ hoạt động GD-ĐT tại cơ sở giáo dục công. Với những trường không tổ chức dạy học 2 buổi, trước khi có Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm thì trường tổ chức dạy thêm các môn "chính" (toán, văn, tiếng Anh) và thu tiền học thêm theo tiết dạy, khiến mức thu tăng lên rất nhiều. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, không cho phép các trường dạy thêm có thu tiền, nhiều trường lách quy định bằng cách chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày để được thu mỗi HS 235.000 đồng/tháng.

Do vậy, khi Tổng Bí thư yêu cầu các trường tiểu học, THCS trên toàn quốc dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026, phụ huynh có niềm tin rằng chắc chắn sẽ không có ngoại lệ. HS dù học ở bất cứ trường học hay địa phương nào cũng sẽ không phải đóng học phí hai lần cho một chương trình chính khóa như lâu nay.

Với yêu cầu này của Tổng Bí thư, các trường sẽ được cấp ngân sách đủ để vận hành việc dạy học 2 buổi/ngày, trả lương nhà giáo…

Mặt khác, điều mà phụ huynh và các nhà giáo dục mong muốn là cách thức tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sẽ phải thay đổi. Thay vì dành toàn bộ thời lượng để tập trung cho một số môn học nặng về kiến thức như toán, văn, tiếng Anh, thì HS có thêm thời gian để phát triển năng lực, rèn kỹ năng sống; được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn; được học những môn nghệ thuật, thể thao mà các em yêu thích.

Có như vậy, giáo dục theo định hướng phát triển toàn diện cho người học mới đủ cơ sở thực tiễn để thực hiện.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.