Danh mục các chất ma túy và tiền chất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 25-8, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.

Cụ thể, Danh mục I gồm các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

 

Ban hành kèm theo Nghị định số 57/2022/NĐ-CP là 4 danh mục chất ma túy và tiền chất. (Ảnh nguồn VGP)
Ban hành kèm theo Nghị định số 57/2022/NĐ-CP là 4 danh mục chất ma túy và tiền chất. Ảnh nguồn VGP


Danh mục II gồm các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục III gồm các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Danh mục IV gồm các tiền chất (IVA: Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy; IVB: Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy).

Bộ trưởng Bộ Công an, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm quản lý các thuốc thú y có chứa chất ma túy và tiền chất, chất ma túy và tiền chất dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y theo quy định tại Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 4-12-2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số điều của Luật Phòng-chống ma túy.

Khi phát hiện chất mới chưa có trong các danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định này liên quan đến mục đích bất hợp pháp hoặc theo quy định tại 03 Công ước của Liên hợp quốc về phòng-chống ma túy thì Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan có liên quan xem xét, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung và công bố các danh mục đó.

 

G.B

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.