Đàn ong mật khổng lồ hàng ngàn con bất ngờ tấn công nhóm người chơi thể thao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đang chơi thể thao ở gần bìa rừng, nhóm người bị đàn ong mật khổng lồ bất ngờ tấn công; 4 người rơi vào tình trạng nhiễm độc nặng do ong đốt.

Ngày 8-11, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết bệnh viện vừa cấp cứu nhiều người dân bị đàn ong khoái (ong mật khổng lồ Đông Nam Á, tên khoa học là Apis dorsata) tấn công.
 

4 trong số hơn 10 người bị ong đốt được đưa vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
4 trong số hơn 10 người bị ong đốt được đưa vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Ảnh: Bác sĩ cung cấp



Bệnh nhân cho biết khi chơi thể thao ở bãi cỏ cách bìa rừng tỉnh Hòa Bình khoảng 15 m, một số người dân phát hiện 2-3 con ong mật lớn bay xung quanh. Bị ong bất ngờ tấn công, người dân hoảng hốt, đập chết 1 con ong.

Ngay lập tức, một đàn ong mật với số lượng hàng ngàn con bay đến tấn công tất cả những ai có mặt ở khu vực đó.

Có những người bị ong đậu kín trên da vùng đầu, mặt, cổ, 2 cánh tay và đàn ong tạo ra âm thanh vô cùng đáng sợ. Mọi người phải chạy hàng cây số mới thoát khỏi sự truy đuổi của đàn ong.


 

2 trong số các con ong mật đã tấn công các nạn nhân
2 trong số các con ong mật đã tấn công các nạn nhân



Sau khi bị đàn ong mật khổng lồ hàng ngàn con tấn công, hơn 10 nạn nhân được đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu. Trong số các bệnh nhân nhập viện cấp cứu, có 4 người bị nhiễm độc nặng do hơn 50 vết ong đốt ở vùng đầu, mặt, cổ; và 2 trong số bệnh nhân trên có kèm theo triệu chứng sốc phản vệ phải nhập khoa Hồi sức tích cực - chống độc trong tình trạng nguy kịch. Quá trình cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế còn bắt được 3 con ong và nhổ được rất nhiều ngòi ong trên cơ thể người bệnh.

Một số người bị ong đốt sau khi được cấp cứu, sức khỏe ổn định, đã xin về nhà để tiếp tục theo dõi. Sau quá trình điều trị và chăm sóc tích cực, tất cả bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, được xuất viện và tiếp tục theo dõi sức khỏe ở nhà.



 

Một nạn nhân bị nhiều nốt ong đốt trên mặt. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Một nạn nhân bị nhiều nốt ong đốt trên mặt. Ảnh: Bác sĩ cung cấp



Bác sĩ khuyến cáo khi bị ong đốt, người bệnh sẽ đối diện với 3 nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng: Sốc phản vệ do nọc độc của ong; biến chứng suy đa tạng do nọc độc của ong (hay gặp nhất là suy thận cấp, suy gan cấp, rối loạn đông máu) và nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết đốt của ong (nguy hiểm nhất là vi khuẩn uốn ván).

Chính vì vậy, khi không may bị ong đốt, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu và theo dõi sức khỏe.

Ong mật có ngòi chứa nọc hình răng cưa nên khi đốt chúng mắc luôn vào da để lại ngòi độc tại vết đốt. Nếu bị ong mật đốt, cần lấy ngòi ra bằng cách dùng thẻ nhựa cứng hoặc sống dao gạt ngang qua vết đốt có ngòi độc. Nếu dùng móng tay hoặc nhíp, tránh bóp nặn ép ngòi ong, nếu không nó sẽ tiết nọc độc vào sâu bên trong da.

Theo D.Thu - Đ. Ngọc (NLĐO)


 

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.