Dân bất an với "đại công trường" đá lậu ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhóm khai thác đá lậu hoạt động ngày đêm, náo động vùng trời giữa cánh đồng xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương vẫn không hề hay biết.

 

Nhận tin báo, Công an huyện Chư Sê xuống hiện trường kiểm tra. Ảnh T.Tuấn
Nhận tin báo, Công an huyện Chư Sê xuống hiện trường kiểm tra. Ảnh T.Tuấn


Đào xới khắp nơi tìm đá

Gia đình chị Kpui Hle (32 tuổi, trú làng Chư Ruồi Sul, xã Kông Htok) nhiều năm qua trông chờ vào 3 sào ruộng lúa. Nhưng tuần trước, từng đoàn xe ben, xe tải chạy rầm rập qua ruộng, cây lúa non bị ngã rạp, dập nát. Đất cát rơi vãi thành từng bãi trên ruộng.

“Không chỉ ruộng lúa gia đình mình bị hư hại mà nhiều hộ dân khác trong làng cũng bị ảnh hưởng. Người dân bức xúc, thanh niên trong làng đã ra chặn các xe tải chở đá, yêu cầu họ không được chạy xe qua ruộng”, chị Kpui Hle cho biết.

 

 “Đá tặc” đã rời khỏi hiện trường. Ảnh T.Tuấn
“Đá tặc” đã rời khỏi hiện trường. Ảnh T.Tuấn


Ngày 5.4, có mặt tại khu vực cánh đồng làng Chư Ruồi Sul, chúng tôi chứng kiến cảnh một đại công trường khai thác đá đang náo động với hàng chục nhân công. Chiếc xe cẩu lớn thò gàu múc đất để lộ những khối đá vàng óng. “Đá tặc” mở lán trại ăn ở sinh hoạt tại chỗ, người cởi trần hì hục chẻ đá, người thì chui sâu xuống hầm đất để “tời” đá tảng lên. Nhưng khi tiếp cận gần thì họ đã chạy tan tác.

Vì thận trọng, sợ bị "ăn đá" nên chúng tôi không kịp ghi nhận cảnh công trường rộn ràng khai thác lậu. Tuy vậy, hiện trạng để lại bãi đá lậu ngổn ngang giữa đồng rộng trên 7ha cho thấy họ đã công khai khai thác dài ngày rồi.

Sau khi chẻ đá thành viên quy chuẩn, nhân công vận chuyển đá lên 5-6 xe tải đang chờ để đưa hàng đi tiêu thụ. Anh Ksor Héc (trú làng Chư Ruồi Sul, xã Kông Htok) bức xúc nói: “Họ khai thác đá ở đây suốt nhiều tháng rồi, nhưng không thấy ai ra ngăn cấm. Xe quá tải cũng cày nát các tuyến đường liên thôn, liên xã”.


 

Những khối đá lớn được lấy lên từ lòng đất. Ảnh T.Tuấn
Những khối đá lớn được lấy lên từ lòng đất. Ảnh T.Tuấn



Chính quyền: Do dân làm “sạch” đất nương rẫy để “đá tặc” lợi dụng

Ngay khi nhận được tin báo của người dân, báo chí trong chiều 5.4, ông Nguyễn Hồng Hà – Bí thư Huyện ủy Chư Sê đã gọi điện thoại cho Công an huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường yêu cầu xuống hiện trường kiểm tra.

Thấy có động tĩnh, hàng chục “đá tặc” gói lại đồ nghề để tẩu tán trong phút chốc. Tài xế xe ben, xe tải cũng mau chóng đổ đá xuống đất để tìm đường tháo chạy, tránh bị bắt giữ phương tiện. Công trường đá lậu vắng lặng sau khi có tin đoàn kiểm tra huyện xuống.


 

 Công an tạm giữ các phương tiện vi phạm, truy tìm tài xế để điều tra. Ảnh T.Tuấn
Công an tạm giữ các phương tiện vi phạm, truy tìm tài xế để điều tra. Ảnh T.Tuấn



Theo ông Phạm Ngọc Thanh – Chủ tịch UBND xã Kông Htok, huyện Chư Sê, bản thân rất bất ngờ vì hoạt động khai thác đá tại đây. Trước đó, đoàn kiểm tra của xã, huyện xuống khu vực làng Chư Ruồi Sul nhưng không thấy gì, chắc các nhóm “đá tặc” chỉ… mới hoạt động.

“Chính quyền từng đi kiểm tra, xử phạt hoạt động khai thác đá, đưa đá đi bán đấu giá rồi. Tuy nhiên, điểm khai thác này chắc chỉ mới làm đây thôi”, ông Thanh giãi bày.

Theo ông Thanh, cái khó hiện nay người dân địa phương thường nhờ các đối tượng làm sạch đất đá trong nương rẫy để thuận lợi cho việc trồng cây mì (sắn). Lợi dụng việc này, các đối tượng đã đào hầm hố để khai thác đá. Chính quyền xã cho phép cải tạo đất đai, còn việc khai thác tài nguyên khoáng sản bên dưới lòng đất mang đi bán là cấm tuyệt đối.

 

 Dưới đất là tài nguyên khoáng sản, nguồn thu thuế cho nhà nước. Ảnh T.Tuấn
Dưới đất là tài nguyên khoáng sản, nguồn thu thuế cho nhà nước. Ảnh T.Tuấn


Ông Nguyễn Thanh Pháp – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Sê, Gia Lai cho hay, nhận định việc buông lỏng quản lý tài nguyên khoáng sản của cơ quan chức năng là không có. Quan điểm của chính quyền huyện là xử lý nghiêm các sai phạm, làm rõ trách nhiệm của UBND xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép mà không có sự kiểm soát, không có báo cáo kịp thời.

“Với vụ việc ở làng Chư Ruồi Sul, các hộ dân đang có đất rẫy, trong quá trình san gạt lại mặt bằng để sản xuất, trồng trọt thì phát hiện có đá, khoáng sản bên dưới. Các đối tượng bên ngoài vào thu gom, vận chuyển đi tiêu thụ, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm, hiện đã tịch thu các phương tiện để ra quyết định xử phạt”, ông Pháp nói.Dân bất an với "đại công trường" đá lậu ở Gia Lai


https://laodong.vn/ban-doc/dan-bat-an-voi-dai-cong-truong-da-lau-o-gia-lai-1031666.ldo

Theo THANH TUẤN (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.