(GLO)- Đó là khẳng định của Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Hùng về mô hình tổ chức, hoạt động của các cơ sở y tế trực thuộc, trạm y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai, sau hợp nhất tỉnh và sáp nhập xã, phường theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Ông Lê Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Gia Lai xung quanh vấn đề này.
Ưu tiên ổn định, đảm bảo phục vụ người dân
● Cụ thể mô hình tổ chức của ngành Y tế tỉnh đến thời điểm này như thế nào, thưa ông?
Ông Lê Quang Hùng. Ảnh: M.H
- Trong giai đoạn đầu thực hiện mô hình mới, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giữ ổn định hệ thống các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, chỉ thực hiện việc sắp xếp khi thực sự cần thiết. TTYT tuyến huyện trước đây được tổ chức lại thành TTYT khu vực, trở thành đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở. Hệ thống trạm y tế cấp xã, phòng khám đa khoa khu vực về cơ bản vẫn được giữ nguyên đảm bảo tính ổn định và liên tục. Khi cần sắp xếp, địa phương có thể gộp các trạm y tế lại nhưng phải giữ điểm khám, chữa bệnh tại các khu vực cũ, để người dân không bị ảnh hưởng trong tiếp cận dịch vụ.
Trên cơ sở này, ngành Y tế tỉnh đã xây dựng phương án hợp nhất, sắp xếp các đơn vị y tế trực thuộc và trạm y tế cấp xã.
Sau hợp nhất, tổ chức lại, toàn ngành có 47 đơn vị thuộc Sở Y tế. Như vậy, so với trước đây, giảm 4 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở do sắp xếp lại các đơn vị để thống nhất mô hình tổ chức, gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Giám định y khoa; Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh.
15 BVĐK, bệnh viện chuyên khoa, trung tâm chuyên ngành vẫn được giữ nguyên. 28 TTYT tuyến huyện được điều chỉnh trở thành 28 TTYT khu vực. Các trạm y tế tuyến xã được sắp xếp lại theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hình thành 135 trạm y tế xã, phường.
● Tỉnh Gia Lai sau hợp nhất có quy mô diện tích lớn đứng thứ nhì cả nước, dân số đông, phân tán, do đó dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ở tuyến xã rất được người dân quan tâm…
- Trước mắt, theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì ngành y tế vẫn quản lý theo ngành dọc được quy định tại Thông tư số 20/2025/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Đồng nghĩa, Sở Y tế vẫn quản lý các cơ sở y tế tuyến tỉnh và TTYT như tôi đề cập ở trên; còn các trạm y tế tuyến xã thì trực thuộc TTYT. Về cơ bản, cách quản lý này có mặt thuận hơn khi đưa trạm y tế về UBND cấp xã quản lý. Tất nhiên, mô hình nào cũng đều có mặt được và mặt chưa tốt.
Theo đó, tỉnh Gia Lai (mới) có 135 trạm y tế xã, phường. Mỗi trạm y tế gồm 1 trạm chính và nhiều điểm trạm. Như vậy, sự điều chỉnh mang tính chất nhân sự là chính, còn cơ bản để đảm bảo tất cả dịch vụ y tế cung ứng cho người dân thì vẫn tổ chức các điểm trạm, cũng là các trạm y tế cũ trước đây. Hoạt động của các trạm chính và điểm trạm vẫn duy trì như vậy. Tuy nhiên, việc sắp xếp này mở ra việc trưởng trạm y tế mới có quyền điều động, luân chuyển nhân lực để phù hợp giữa các điểm trạm trên địa bàn. Dưới các trạm còn có đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản vẫn hoạt động bình thường như cũ.
Quan điểm của ngành y tế là đảm bảo cho hoạt động chuyên môn, cung ứng kịp thời dịch vụ y tế cho người dân, không gây xáo trộn, không làm đứt gãy.
Khám bệnh cho người dân tại xã Xuân An. Ảnh: M.H
Nhiều cơ hội, không ít thách thức
● Cơ hội và thách thức cho ngành y tế sau hợp nhất tỉnh là gì, thưa ông?
- Việc hợp nhất ngành y tế hai tỉnh không chỉ nhằm tổ chức bộ máy còn là cơ hội nâng cao năng lực y tế vùng, phát huy thế mạnh nội tại, khắc phục những hạn chế, từ đó hướng tới xây dựng hệ thống y tế hiện đại, công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập.
Bên cạnh cơ hội lớn, ngành đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Toàn ngành hiện có 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, 135 trạm y tế, nhân lực lên đến hơn 9.500 người. Địa bàn của tỉnh rất rộng, địa hình đa dạng từ miền núi, biên giới cực kỳ khó khăn, cho đến hải đảo, tạo nên sự khác biệt về khí hậu, dẫn đến mô hình bệnh tật cũng khác nhau. Quy mô dân số lớn, riêng phía Tây tỉnh đã có đến 44 dân tộc thiểu số với khoảng 800 nghìn người, các vấn đề sức khỏe cũng phức tạp hơn rất nhiều.
Đơn cử một ví dụ điển hình là chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, hiện còn nhiều trường hợp sinh tại nhà mà không được nhân viên y tế đỡ đẻ. Một vấn đề nữa cũng phải giải quyết sớm là nhân lực của ngành hiện còn thiếu; một số cơ sở bị xuống cấp, thiếu trang thiết bị y tế…
Từ đó, đòi hỏi ngành y tế phải có một chiến lược, kế hoạch cụ thể, tập trung ưu tiên nhiều hơn nữa cho vùng đặc thù miền núi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo, vùng sâu vùng xa.
● Vậy, ngành Y tế tỉnh có giải pháp gì để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân?
- Để vượt qua và biến thách thức thành động lực phát triển, ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp chiến lược: Kiện toàn bộ máy tổ chức bài bản, khoa học, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy phục vụ người dân làm trung tâm; xây dựng quy chế phối hợp, phân công rõ ràng, hạn chế chồng chéo và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong điều hành. Đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền…
Quan điểm là không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực và không để ảnh hưởng đến các hoạt động cung ứng dịch vụ y tế cho người dân. Do đó, chúng tôi xác định, các trạm y tế từ trạm chính cho đến điểm trạm hiện nay đều có vai trò rất quan trọng, gắn chặt với người dân, do đó, tập trung ưu tiên nhiều cho các trạm y tế.
Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước thuộc về UBND cấp xã, cũng cần cơ chế phối hợp hợp lý. Hiện, Sở Y tế tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 135 xã, phường.
(GLO)- Ngày 18-7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai tiến hành kiểm tra đột xuất Nhà hàng Hoa Lư 2 (thuộc Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Du lịch Gia Nguyễn, số 16 Trương Văn Của, phường Quy Nhơn Nam, tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Ngày 19-7, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) và Công ty Dược phẩm Servier Việt Nam tổ chức hội thảo tiếp cận quản lý toàn diện hội chứng mạch vành mạn.
Trong bối cảnh số ca ung thư ruột ở người trẻ tuổi đang gia tăng thì một bác sĩ cho biết bằng chứng khoa học cho thấy nước dừa không chỉ có tác dụng giải khát mà còn có thể 'bảo vệ chống lại ung thư ruột'.
(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
(GLO)- Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi hai loại kem chống nắng giả Vitamin C và Sun Cream do có chỉ số SPF đạt mức dưới 70% so với công bố ghi trên bao bì.
(GLO)- Nhằm tạo cơ hội hòa nhập cho trẻ em yếu thế, đặc biệt là trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật, các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Gia Lai cùng cộng đồng đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực.
(GLO)- Khoa Ngoại Tổng hợp (Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật lấy viên sỏi bàng quang “khổng lồ” có kích thước hơn 10cm cho nữ bệnh nhân V.T.T.N (36 tuổi, trú tại phường Pleiku, tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Ngày 15-7, Đội Cấp cứu ngoại viện (Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai) đã vượt hơn 100 km lên khu vực Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Quảng Ngãi) để tiếp nhận, cấp cứu thành công cho 1 em bé sinh non người Lào được chuyển từ tỉnh Attapeu qua trong tình trạng nguy kịch.
(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh (trong đó có Công ty TNHH Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh) tiến hành rà soát và điều chỉnh thành phần sản phẩm theo các quy định mới về chất sử dụng trong mỹ phẩm.
(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.
(GLO)- Chậm nói, ít giao tiếp, hay cáu gắt, mất tập trung, rối loạn ngôn ngữ, phổ tự kỷ, tăng động-những biểu hiện tưởng chừng bình thường ở trẻ nhỏ lại có thể là dấu hiệu sớm của các rối loạn phát triển tâm lý, ngôn ngữ, cần được phát hiện và can thiệp đúng lúc.
(GLO)- 2 tuần qua, nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị đang dần cạn kiệt ở tất cả các nhóm máu, vì thế các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang nỗ lực kêu gọi người dân tích cực tham gia hiến máu tình nguyện.
(GLO)- Từ đầu tháng 7-2025 đến nay, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 34) đã được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da và ứng dụng vào điều trị cho các bệnh nhân tại bệnh viện.
(GLO)- Trứng luộc là món ăn quen thuộc, bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách hoặc lạm dụng, món ăn tưởng chừng vô hại này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
(GLO)- Trong 2 ngày (10 và 11-7), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Trung tâm Nghiên cứu Cải tiến Y tế (CHIR) tổ chức hội nghị tập huấn về xây dựng văn hóa lấy người bệnh và người nhà người bệnh làm trung tâm.
(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.
(GLO)- 2 năm gần đây, Bệnh viện Mắt Bình Định (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai) là điểm sáng của ngành y tế khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số, phục vụ công tác khám-chữa bệnh.
Bà V.T.H (56 tuổi) có bướu ở cổ từ 20 năm trước. Bác sĩ khuyên bà mổ nhưng bà sợ đụng 'dao kéo' gây nguy hiểm tính mạng nên từ chối và điều trị bằng lá cây, thuốc gia truyền.
(GLO)- Trước nhu cầu khan hiếm máu cấp cứu và điều trị cho người bệnh, chiều 9-7, Trung tâm Y tế Pleiku phối hợp với Khoa huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) tổ chức buổi hiến máu tình nguyện.