Đak Pơ xây dựng thư viện xanh trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mục đích giúp học sinh có những giây phút thoải mái sau giờ học căng thẳng và khơi dậy văn hóa đọc, những năm qua, nhiều trường học ở huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chú trọng triển khai mô hình thư viện xanh.

Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Cư An) là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, xanh-sạch-đẹp-an toàn. Trong đó, nổi bật nhất là mô hình thư viện xanh. Cả 3 điểm trường đều có thư viện xanh với 200-300 đầu sách. Chăm chú đọc cuốn truyện tranh ở dưới bóng cây tỏa mát nơi góc trường, em Nguyễn Vũ Hoàng Dung (lớp 6A) hồ hởi: “Ở góc sân, góc lớp đều có các kệ sách. Trong giờ giải lao, ai muốn đọc sách gì thì lấy, sau đó bỏ lại ngay ngắn. Từ khi trường đặt thêm kệ sách, các bạn thường tập trung lại cùng nhau đọc sách. Em rất thích thư viện xanh vì giúp em có thêm kiến thức mới. Việc đọc sách cũng khiến em thấy thoải mái giữa các tiết học”.

 Học sinh Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Cư An) đọc sách trong giờ giải lao. Ảnh: Nguyễn Hiền
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Cư An) đọc sách trong giờ giải lao. Ảnh: Nguyễn Hiền



Tại một góc sân khác, em Võ Ngọc Gia Hân (lớp 8A) cùng các bạn ngồi trên ghế đá say sưa đọc sách. “Em rất thích mô hình thư viện xanh. Chúng em tự nguyện tham gia tổ cộng tác viên thư viện. Mỗi ngày, chúng em có mặt ở các góc trường dặn dò các bạn xếp sách ngay ngắn trên kệ, biết giữ gìn sách cho mới hoặc tham gia quét dọn vệ sinh, tưới cây cối ở nơi đặt các kệ sách”-Hân chia sẻ.

Chị Đặng Thị Hoàng Sa-cán bộ thư viện Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du-cho hay: “Mô hình thư viện xanh đã nhận được sự đón nhận tích cực của các em học sinh. Thông qua việc thiết lập các góc thư viện xanh, ngoài trời, hành lang… và các hoạt động vui chơi đã góp phần kích thích niềm đam mê đọc sách cũng như thêm sự gắn kết giữa các học sinh. Chúng tôi cũng đang kêu gọi tổ chức từ thiện ủng hộ thêm các loại sách mới cho trường”.

Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (xã Ya Hội) cũng là điểm sáng trong xây dựng mô hình thư viện xanh. “Để có được mô mình thư viện xanh với hơn 500 đầu sách các loại là sự nỗ lực lớn của Hội đồng sư phạm nhà trường. Ngoài việc kêu gọi Mạnh Thường Quân tài trợ, giáo viên cũng tự mình trồng hoa, dọn cỏ và đóng kệ sách. Điều mà chúng tôi thấy phấn khởi nhất là kỹ năng sử dụng tiếng Việt, khả năng đọc của học sinh tốt hơn từ khi có thư viện. Học sinh cũng hình thành ý thức tự học, giữ gìn sách vở, áo quần sạch sẽ, đi học chuyên cần. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của trường cũng được nâng lên”-Hiệu trưởng Nguyễn Văn Mẫn cho hay.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nguyễn Minh Cảnh cho biết: “Toàn huyện có 13 trường tiểu học, THCS. Hiện cả 13 trường đều có thư viện và triển khai mô hình thư viện xanh, thân thiện. Qua khảo sát cho thấy, mô hình thư viện xanh đã góp công không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường. Phòng cũng đã chỉ đạo các trường duy trì, phát huy các mô hình này để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục, nhất là khơi dậy văn hóa đọc cho các em học sinh”.

 THIÊN DI - NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...