Đak Pơ: Triển vọng từ các giống lúa mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ vụ mùa năm 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ đã hướng dẫn bà con nông dân gieo trồng đại trà giống lúa An Sinh 1399 và BĐR57. Qua thực tế cho thấy, các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao.
Hàng năm, huyện Đak Pơ gieo trồng hơn 1.000 ha lúa nước, trong đó, vụ Đông Xuân khoảng 489 ha, vụ mùa gần 600 ha với một số giống lúa chủ yếu như: ĐV108, ML48, TH85, Khang Dân 18, Hương Thơm 1... Nhằm bổ sung những giống lúa có năng suất, chất lượng vào cơ cấu giống, trong 2 năm (2020-2021), huyện Đak Pơ đã phân bổ hơn 920 triệu đồng cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp triển khai Đề án đưa giống lúa mới vào sản xuất.
Vụ mùa năm 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với 2 xã Tân An và Phú An đưa giống lúa An Sinh 1399 vào gieo trồng trên diện tích 97 ha. Trong thời gian này, Trung tâm còn trồng thực nghiệm 1 ha giống lúa BĐR57 tại cánh đồng Tân Phong (xã Tân An). Qua thực tế cho thấy, giống lúa mới thích ứng với thời tiết, thổ nhưỡng nên cho năng suất, chất lượng cao. Vì thế, vụ mùa năm 2021, đơn vị đã đưa giống lúa BĐR57 vào sản xuất đại trà trên địa bàn 3 xã: Yang Bắc, Cư An và Hà Tam với tổng diện tích 141 ha. 
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ đã đưa giống lúa BĐR57 vào sản xuất đại trà. Ảnh: Ngọc Minh
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ đã đưa giống lúa BĐR57 vào sản xuất đại trà tại 3 xã: Yang Bắc, Cư An và Hà Tam. Ảnh: Ngọc Minh
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Trương Thị Thiên Lý, giống lúa BĐR57 và An Sinh 1399 do Viện Khoa học Kỹ thuật duyên hải Nam Trung Bộ cung cấp. Những giống lúa này có thời gian sinh trưởng từ 92 đến 105 ngày, phù hợp với điều kiện canh tác 2 vụ tại địa phương. “Những giống lúa này có ưu điểm là khá cứng cây, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất đạt khoảng 7,5-9 tấn/ha, chất lượng gạo thơm ngon. Đặc biệt, sau thu hoạch, người dân có thể để giống cho vụ sau”-bà Lý khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Trọng-Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã Tân An-cho hay: “Năm ngoái, bà con nông dân trồng khảo nghiệm giống lúa BĐR57, năng suất đạt 9 tạ/sào. Thấy vậy, năm nay, bà con tiếp tục đăng ký mua lúa giống tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện. Bên cạnh đó, một số hộ dân sử dụng giống An Sinh 1399 từ vụ mùa trước để gieo trồng trong vụ này. Nhờ xuống giống cùng thời điểm, phòng trừ sâu bệnh hại tập trung nên lúa phát triển tốt”.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Văn Hay (thôn Tân Phong, xã Tân An) phấn khởi nói: “Năm ngoái, tôi trồng thí nghiệm 1 sào giống lúa BĐR57. Nhờ năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon nên giá bán cao hơn giống lúa khác 500-1.000 đồng/kg. Giống lúa này còn không hao phân bón, giảm khoảng 10 kg lúa giống/sào khi gieo sạ so với giống lúa khác”.
Ông Trần Văn Hay (thôn Tân Phong, xã Tân An) bên ruộng lúa trĩu bông. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Trần Văn Hay (thôn Tân Phong, xã Tân An) bên ruộng lúa trĩu bông. Ảnh: Ngọc Minh
Tại xã Hà Tam, người dân cũng đã gieo trồng 71 ha giống lúa BĐR57. Ông Nguyễn Văn Hải (thôn 2) chia sẻ: “Nắng hạn kéo dài, đầu tháng 7 mới có nước sản xuất dẫn đến gieo sạ muộn. Vụ mùa này, gia đình tôi gieo được 2 sào lúa. Bên cạnh được hỗ trợ giống 12 kg/sào, tôi còn được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc giống lúa mới”.
Ông Văn Doãn Diệu-Chủ tịch UBND xã Cư An-cho biết: “Những năm qua, địa phương tích cực phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và triển khai mô hình cây trồng mới. Vụ mùa này, nhiều hộ dân đã đưa giống lúa BĐR57 vào sản xuất. Hiện những diện tích lúa này phát triển tốt, hứa hẹn vụ mùa bội thu”.
Trao đổi với P.V, bà Trương Thị Thiên Lý thông tin: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục triển khai nhiều mô hình cây trồng mới, hiệu quả, đồng thời tìm hiểu đưa về địa phương những giống lúa mới năng suất, chất lượng, bổ sung vào bộ giống cho huyện, đa dạng nguồn giống để người dân có nhiều sự lựa chọn nhằm nâng cao giá trị cây lúa”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null