Đak Pơ: Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình khảo nghiệm giống sắn mới HN3, HN5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 24-11, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã phối hợp với Nhà máy Sản xuất tinh bột sắn Gia Lai tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình khảo nghiệm giống sắn mới HN3, HN5 trên địa bàn.
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Tuyết Mai
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Tuyết Mai
Theo đó, mô hình khảo nghiệm giống sắn mới HN3, HN5 được triển khai từ tháng 4-2022 với sự tham gia của hộ ông Trần Vũ (thôn An Quý, xã Phú An). Mô hình có quy mô 1 ha trồng giống sắn mới (trong đó: 0,3 ha giống sắn HN3; 0,7 ha giống sắn HN5 và 0,5 ha giống KM94 đối chứng). Nhà máy hỗ trợ vôi, phân mùn và các loại giống với tổng kinh phí hỗ trợ trên 81 triệu đồng. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ hỗ trợ kỹ thuật trồng. Hộ dân tham gia đối ứng các phần còn lại như: kinh phí cày đất; phân hóa học và công chăm sóc.
Qua đánh giá tại buổi hội thảo cho thấy: giống sắn HN3, HN5 có tốc độ sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh nhiều, tạo củ sau hai tháng trồng, từ khi trồng đến giai đoạn 8 tháng chưa thấy biểu hiện bệnh. Đối chứng với KM94 thì cây phát triển nhanh hơn, mạnh hơn nhưng tạo củ chậm hơn, củ phát triển ít hơn. 
Được biết, sau hội thảo, mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn huyện với 11 hộ dân tham gia/6 ha tại các xã Phú An, Hà Tam, Yang Bắc, Tân An, Cư An và thị trấn Đak Pơ.
TUYẾT MAI

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null