Đak Pơ chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) có gần 30.000 con gia súc các loại. Để ngành chăn nuôi gia súc phát triển ổn định, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Hàng năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ đều chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng-chống dịch bệnh cho động vật; phối hợp với các xã, thị trấn thống kê, rà soát số lượng đàn gia súc thuộc diện phải tiêm vắc xin phòng bệnh.

Đồng thời, Trung tâm phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức trong công tác phòng-chống dịch bệnh, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình.

2nm.jpg
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ và nhân viên thú y xã đến từng hộ chăn nuôi rà soát số lượng gia súc cần tiêm vắc xin phòng lở mồm long móng, viêm da nổi cục. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Thành-Nhân viên thú y xã Cư An-cho biết: Thực hiện kế hoạch của cấp trên, nhân viên thú y cơ sở tiến hành phun tiêu độc khử trùng trên địa bàn 4 lần/năm; hướng dẫn người dân rải vôi bột xung quanh khu vực chuồng trại nuôi nhốt gia súc 1 lần/tháng; tiêm vắc xin lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò 2 lần/năm.

“Chúng tôi còn hướng dẫn các hộ chăn nuôi chăm sóc, bổ sung khoáng chất, vitamin tổng hợp để vật nuôi sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân dự trữ thức ăn cho đàn gia súc trong mùa mưa bão, mùa khô; xây dựng chuồng trại ở nơi cao ráo, thoáng mát và xa khu dân cư nhằm phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi hiệu quả hơn”-ông Thành chia sẻ.

Từ năm 2022 đến nay, hộ ông Mai Vỹ Nhân (thôn Hiệp Phú, xã Cư An) không nuôi bò sinh sản theo hình thức bán chăn thả mà chuyển sang nuôi bò thịt nhốt chuồng. Mỗi ngày, ông dọn vệ sinh chuồng trại 2 lần; định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu nuôi nhốt 4 lần/tháng.

Ông Nhân cho hay: “Tôi nuôi 5 con bò giống 3B. Sau khi mua bò, tôi tiêm vắc xin phòng bệnh rồi vỗ béo đến khi đạt trọng lượng mới xuất bán. Tôi đặc biệt coi trọng công tác phòng ngừa dịch bệnh”.

dak-po-chu-dong-phong-ngua-dich-benh-cho-gia-suc-bg.jpg
Cùng với việc tiêm vắc xin cho đàn bò, ông Mai Vỹ Nhân (thôn Hiệp Phú, xã Cư An) bổ sung thức ăn đầy đủ để phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả hơn. Ảnh: N.M

Xã Tân An từng xảy ra các loại dịch bệnh trên đàn gia súc như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi. Lo ngại dịch bệnh gây hại cho đàn heo và bò, ông Đinh Xuân Dũng (thôn Tân Định, xã Tân An) đã chuyển trại chăn nuôi vào trong rẫy, tách biệt với khu dân cư.

“Tôi chăn nuôi heo nái, heo thịt và bò sinh sản. Những năm qua, cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh. Từ đó, tôi nắm được kiến thức, chủ động tiêm vắc xin cho đàn gia súc theo định kỳ; vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi sạch sẽ. Mấy năm nay, đàn gia súc phát triển tốt. Gia đình có nguồn thu nhập ổn định”-ông Dũng bộc bạch.

Theo thống kê, xã Tân An có 3.143 con bò, 94 con trâu và gần 1.120 con heo. Để phòng-chống dịch bệnh cho đàn gia súc, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chủ động tổ chức tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng theo định kỳ; chỉ đạo cán bộ thôn phối hợp với nhân viên thú y tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc.

Bà Phạm Thị Ngọc Loan-Phó Chủ tịch UBND xã Tân An-cho hay: “Với sự chủ động của các cấp, các ngành và người dân, hàng năm, gần 80% số gia súc trên địa bàn xã được tiêm vắc xin phòng bệnh. Nhờ vậy, mấy năm gần đây, trên địa bàn xã không xuất hiện dịch bệnh động vật. Người dân yên tâm mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng an toàn, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh”.

Tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tiêm 30.000 liều vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục, lở mồm long móng cho đàn trâu, bò; sử dụng 151 lít hóa chất khử trùng tại 4 chợ và cấp 660 lít hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi cho người dân các xã, thị trấn.

Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc trên địa bàn nhằm ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, phát sinh.

Ông Nguyễn Công Thư-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ-cho biết: “Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo các hộ chăn nuôi không lơ là, chủ quan mà duy trì triển khai các biện pháp phòng-chống dịch theo quy định. Khi phát hiện gia súc có biểu hiện bỏ ăn, ốm chết, người dân cần báo ngay với chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế dịch bệnh lây lan”.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.