Đã có 15 nước rút khỏi hội nghị hòa bình Ukraine ở Thụy Sỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tính đến hiện tại, một số quốc gia đã đổi ý, không tham dự hội nghị hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ. Theo đó, số quốc gia tham dự đã giảm từ 93 xuống còn 78, TASS của Nga dẫn theo trang Radio Liberty của Ukraine.
Tổng thống Ukraine Zelensky không khỏi lo lắng cho hội nghị sắp tới. Ảnh: TTXVN

Tổng thống Ukraine Zelensky không khỏi lo lắng cho hội nghị sắp tới. Ảnh: TTXVN

Thông tin này do một số nhà ngoại giao giấu tên của EU tiết lộ, nhưng không cho biết cụ thể các quốc gia đổi ý. Nguồn tin cho biết số quốc gia đổi ý, không tham dự hội nghị có thể sẽ còn tăng.

Trả lời truyền thông Ukraine hôm 11/6, Sergey Nikiforov, phát ngôn viên của Tổng thống Volodymyr Zelensky, từ chối tiết lộ số các quốc gia đồng ý tham dự tính đến thời điểm hiện tại. "Chúng tôi không muốn đề cập con số cuối cùng", ông Nikiforov nói. Theo tờ Ukrainska Pravda, hôm 3/6, ông Nikiforo nói 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xác nhận tham dự hội nghị.

Hội nghị hòa bình Ukraine dự kiến diễn ra ở Thụy Sĩ trong hai ngày 15 và 16/6. Đây là hội nghị thứ 5 được tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình ở Ukraine. Các hội nghị trước đây kết thúc mà các quốc gia tham dự không thể thống nhất một giải pháp cụ thể.

Theo trang Atlantic Council, hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ sẽ chỉ tập trung vào ba trong sáng kiến hòa bình gồm mười điểm mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề ra, gồm an ninh hạt nhân, an ninh lương thực và vấn đề trao trả tù nhân Ukraine.

Nga không được mời dự hội nghị này, cùng sự vắng mặt của Trung Quốc, tổng thống Mỹ cũng không có mặt. Tuy nhiên, Ukraine hy vọng Nga dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần hai để có được sự đồng thuận quốc tế về lộ trình hướng tới chấm dứt xung đột.

Andriy Yermak, chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ngày 11/6 cho biết: "Tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai, chúng tôi sẽ làm việc với tất cả đồng sự và quốc gia muốn tham gia. Chúng tôi đang cùng nhau chuẩn bị một kế hoạch chung sẽ nhận được sự ủng hộ của tất cả quốc gia có trách nhiệm. Và chúng tôi cũng đang tìm kiếm khả năng mời đại diện Nga tham dự hội nghị lần hai để cùng trình bày kế hoạch chung", ông Yermak nói.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trên sóng truyền hình ngày 7-12. Ảnh: REUTERS

Đề xuất dự luật điều tra đặc biệt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

(GLO)- Ngày 10-12, trong một cuộc họp kín của các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy dự luật riêng kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol liên quan đến vụ thiết quân luật.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

(GLO)- Trong bối cảnh sức ép gia tăng sau nỗ lực ban bố thiết quân luật bất thành trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 6/12 cam kết lắng nghe và xem xét kỹ lưỡng những lo ngại của lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền.

Bên trong Hội trường tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh YONHAP

Quốc hội Hàn Quốc xem xét kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

(GLO)- Sáng 5-12, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có chữ ký của 191 nghị sĩ đối lập đã được đưa ra trước phiên họp Quốc hội nước này. Tuy nhiên, bản kiến nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon.

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

Tổng thống Hàn Quốc bị điều tra phản quốc, luận tội Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên

(GLO)-Cơ quan cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra với cáo buộc Tổng thống Yoon Suk-yeol phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật vào đầu tuần. Trong khi Tổng Kiểm toán và 3 công tố viên bị kiến nghị luận tội do có dính líu đến việc di dời văn phòng tổng thống và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee có liên quan âm mưu thao túng giá cổ phiếu.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.