Cứu sống bệnh nhân viêm ruột thừa cấp có phủ tạng đảo ngược hoàn toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 18/12, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết kíp phẫu thuật do bác sỹ Nguyễn Sơn Hà, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện, vừa cấp cứu thành công một ca hiếm gặp là nam bệnh nhân Vũ Văn H (sinh năm 1981, trú xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị viêm ruột thừa cấp có phủ tạng đảo ngược hoàn toàn so với bình thường.

Kíp phẫu thuật Bệnh viện đa khoa Đức Giang phẫu thuật cứu sống bệnh nhân viêm ruột thừa cấp có phủ tạng đảo ngược hoàn toàn cực kỳ hiếm gặp. (Ảnh: Nguyễn Thị Tuyết Mai/TTXVN)
Kíp phẫu thuật Bệnh viện đa khoa Đức Giang phẫu thuật cứu sống bệnh nhân viêm ruột thừa cấp có phủ tạng đảo ngược hoàn toàn cực kỳ hiếm gặp. (Ảnh: Nguyễn Thị Tuyết Mai/TTXVN)



Trước đó, ở nhà bệnh nhân H bắt đầu xuất hiện đau bụng vùng thượng vị và hố chậu trái, đau âm ỉ liên tục, tăng dần đến chiều vẫn không thấy đỡ nên bệnh nhân quyết định đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang khám.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, bệnh nhân H được các bác sỹ thăm khám và làm các chỉ định cận lâm sàng cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, xét nghiệm máu…

Ngay khi có kết quả siêu âm, chụp X-quang, các bác sỹ rất bất ngờ với hình ảnh trái tim cùng với các phủ tạng khác trong lồng ngực và bụng của bệnh nhân H ở vị trí "soi gương" so với bình thường. Tức là, trái tim và dạ dày ở bên phải, còn gan và ruột thừa ở bên trái.

Theo bác sỹ Nguyễn Sơn Hà, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân H, đây là một trường hơp cực kỳ hiếm gặp, với trường hợp thông thường, đau ruột thừa sẽ đau ở hố chậu phải vì vị trí manh tràng nằm bên phải, nhưng trường hợp này bệnh nhân H lại không đau ở bên phải mà đau ở bên trái.

Dựa trên kết quả khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng khác thì bệnh nhân H có đầy đủ các triệu chứng của viêm ruột thừa, như hội chứng nhiễm trùng, phản ứng thành bụng.

Và điều khó khăn nhất trong trường hợp này, trước phẫu thuật chưa thể xác định được vị trí các quai ruột có bị đảo lộn hay không, điều này rất nguy hiểm bởi nếu đúng vị trí bị đảo lộn sang bên trái thay vì bên phải mà theo thói quen thông thường các bác sỹ chỉ khám bên phải, bỏ qua bên trái thì nguy cơ sẽ để sót tổn thương, dẫn tới tình trạng viêm ruột thừa muộn gây viêm phúc mạc hoặc vỡ ruột thừa.

Sau khoảng 30 phút, ca phẫu thuật đã thành công, toàn bộ phần ruột thừa của bệnh nhân H đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phương pháp nội soi. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Bệnh nhân H cho biết, trước đây khi đi khám sức khỏe anh đã biết trái tim và các tạng trong cơ thể mình nằm ở vị trí đối lập so với mọi người. Anh H đã lập gia đình và có con. Hàng ngày, mọi sinh hoạt, lao động của anh vẫn diễn ra bình thường giống như tất cả mọi người xung quanh.

Theo bác sỹ Nguyễn Sơn Hà, đảo ngược phủ tạng là tình trạng bẩm sinh, trong đó các cơ quan nội tạng trong ngực, bụng đảo ngược phản chiếu theo mặt phẳng đứng dọc so với vị trí bình thường.

Tình trạng đảo ngược phủ tạng có thể hoàn toàn hoặc chỉ một vài cơ quan đơn thuần. Đây là một dạng dị tật có tính di truyền gene lặn tương đối hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 1/10.000 dân, trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh, còn lại có cuộc sống hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

 

Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.