Cứu sống bệnh nhân bị chèn ép tim cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 23-6, Bệnh viện Nhân dân Gia định thông tin vừa kích hoạt mô hình báo động đỏ nội viện chẩn đoán nhanh và xử trí cấp cứu kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị tràn máu màng ngoài tim gây chèn ép tim cấp.
 Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Bệnh nhân là bà N.T.M.L. (58 tuổi, ngụ tại Quận Bình Thạnh) bị tiền căn tăng huyết áp điều trị liên tục.
Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó bà mở cổng bằng điều khiển từ xa để vào nhà, do sơ ý bị cổng sắt ép chặt vào tường, tư thế trước sau. Bà L. ngất xỉu. Khoảng 20 phút sau bà được người thân mở cổng, đưa vào Bệnh viện Nhân dân Gia định cấp cứu.
Bệnh nhân nhập khoa cấp cứu trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, than đau vùng trước ngực, chi lạnh, mạch nhẹ, huyết áp khó đo.
Các bác sĩ trực cấp cứu nhanh chóng nhận định đây là trường hợp sốc chấn thương, chấn thương ngực bụng kín, có thể phức tạp, liên quan nhiều chuyên khoa nên đã thực hiện báo động đỏ nội viện, huy động trưởng tua trực khối Ngoại, khối Nội và các bác sĩ trực khoa Lồng ngực mạch máu, Ngoại tiêu hóa, Chẩn đoán hình ảnh, Tim mạch can thiệp, Nội Tim mạch.
Kết quả siêu âm tại phòng cấp cứu ghi nhận bệnh nhận bị tràn máu màng tim lượng trung bình, có dấu đè sụp thất phải. Do tình trạng sốc nặng, ê kip trực quyết định chọc tháo dịch màng tim cấp cứu dưới hướng dẫn siêu âm. Đây là trường hợp khó vì là dịch máu, thành lập nhanh, chỉ với lượng dịch ít vẫn có thể gây chèn ép tim cấp, nếu không chọc giải áp dịch kịp thời sẽ gây ngưng tim, sốc không hồi phục và tử vong nhanh chóng. Vấn đề khó khăn là lượng dịch khu trú mặt sau tim nên việc chọc hút rất khó khăn.
Tuy nhiên, ê kip vẫn nỗ lực không ngừng, khẩn trương chọc hút thành công gần 100 ml máu không đông. Bệnh nhân hồi phục ngay sau chọc dịch, sinh hiệu ổn định.
Tiếp theo đó, bệnh nhân được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để tìm các tổn thương ngực bụng đi kèm và chuyển theo dõi sát tại khoa Hồi sức Ngoại.
Hiện tại, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định, được đơn vị chăm sóc mạch vành khoa phối hợp cùng khoa Phẫu thuật Tim và Lồng ngực mạch máu tiếp tục theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra sau chấn thương.
Sau 3 ngày nằm viện, bệnh nhân ổn định, không đau ngực, không khó thở, siêu âm kiểm tra không thấy dịch màng tim tái lập, không dịch màng bụng, dự kiến sẽ được xuất viện.
Thành An (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.