Cứu sống bé trai 7 ngày tuổi ngừng thở vì sặc sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên đường về nhà ở xã Kiền Bái (H.Thủy Nguyên, Hải Phòng), nữ điều dưỡng Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đã dừng xe giữa đường, kịp thời sơ cứu và cứu sống bé trai sơ sinh 7 ngày tuổi trong tình trạng đã ngừng thở do bị sặc sữa.

Ngày 13.7, lãnh đạo Bệnh viện trẻ em Hải Phòng cho biết, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (34 tuổi, làm việc tại Khoa Hô hấp của bệnh viện này) vừa cấp cứu kịp thời, cứu sống bé trai sơ sinh 7 ngày tuổi bị sặc sữa trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim.

Bé trai 7 ngày tuổi đang điều trị tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng sau khi được nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo kịp thời cấp cứu. Ảnh CTV

Bé trai 7 ngày tuổi đang điều trị tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng sau khi được nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo kịp thời cấp cứu. Ảnh CTV

Theo bệnh viện, sự việc xảy ra tối 4.7. Khi đó, nữ điều dưỡng Thảo cùng người thân đang trên đường về gần đến nhà ở xã Kiền Bái (H.Thủy Nguyên) thì bắt gặp người đàn ông ở cùng xã bế trên tay bé trai sơ sinh đã ngừng thở, tím tái đang trên đường tìm phương tiện đưa đi cấp cứu; phía sau là một phụ nữ trẻ vừa chạy vừa gào khóc thất thanh.

Chị Thảo đã dừng xe, tự giới thiệu mình là nhân viên y tế. Sau đó, nữ điều dưỡng nhanh nhẹn đưa bé lên xe taxi cùng người thân của bé chuyển thẳng đến bệnh viện gần nhất cấp cứu là Bệnh viện đa khoa H.Thủy Nguyên.

Trên đường xe di chuyển đến bệnh viện, chị Thảo đã ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hút mũi miệng trực tiếp cho cháu bé… khiến bé có thể hô hấp trở lại nhưng vẫn còn trong tình trạng rất nguy kịch.

Sau ít phút sơ cứu tại Bệnh viện đa khoa H.Thủy Nguyên, bé trai đã có mạch đập trở lại. Chị Thảo cùng người mẹ trẻ và các y bác sĩ tại khoa cấp cứu vỡ òa trong sự sung sướng. Để điều trị chuyên sâu cho bé, Bệnh viện đa khoa H.Thủy Nguyên đã làm thủ tục chuyển bé tới Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.

Qua 6 ngày điều trị, đến hôm nay, sức khỏe bé trai đã dần ổn định, ăn bú tốt. Các bác sĩ bệnh viện vẫn đang theo dõi, điều trị và chờ sức khỏe cháu bé hoàn toàn bình phục sẽ làm thủ tục xuất viện.

Được biết, vào tối xảy ra sự việc, bé trai sơ sinh đang được người nhà cho bú sữa bình rồi bị sặc sữa, dẫn đến ngừng thở, toàn thân tím tái.

Các bước xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Bác sĩ Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, cho biết sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi.

Đây là hiện tượng sữa tràn vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái và nguy hiểm hơn là có thể ngừng thở. Nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa, theo bác sĩ Huệ, có thể do người cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc cho trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười, hóng chuyện; sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su quá rộng, sữa trào ra nhiều khiến trẻ không kịp nuốt; trẻ có thói quen vừa bú vừa ngủ, nhưng lại không nuốt sữa kịp khiến sữa trào lên mũi, khí quản gây sặc.

Cách nhận biết trẻ bị sặc sữa: trẻ có biểu hiện đang bú sữa, sau bú sữa, đang ngủ đột ngột ho, sặc sụa, tím tái; sữa trào ra mũi, miệng; trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng; trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim.

Để sơ cứu trẻ bị sặc sữa trước khi đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất điều trị, bác sĩ Huệ khuyến cáo, các bà mẹ cần thực hiện 4 bước. Cụ thể như sau: đỡ trẻ ngồi dậy để bé ho và sữa chảy xuống; nếu thấy trẻ ho nhiều là trẻ bị sặc ít và tự có phản xạ để tống sữa sặc ra ngoài, mẹ không cần làm bước tiếp theo mà chỉ cần lau sạch sữa ở mũi và miệng của trẻ.

Khi thấy trẻ không ho và không nôn ra sữa được, có biểu hiện khó thở, mẹ cần ngay lập tức hút sữa từ mũi và miệng cho trẻ. Mẹ có thể dùng miệng của mình để hút ngay trực tiếp, càng nhanh, càng tốt. Sau khi thấy trẻ khóc là trẻ đã có dấu hiệu thở bình thường. Vệ sinh sạch các bộ phận của trẻ: mũi, miệng.

Khi bước thứ 2 không làm trẻ thở bình thường thì tiếp tục sơ cứu trẻ bằng cách đặt bé nằm úp trên cánh tay đồng thời sử dụng tay còn lại, khum lòng bàn tay vỗ đều vào lưng trẻ cho đến khi ọc hết sữa ra ngoài và hít thở được bình thường.

Nếu sau bước 3 trẻ vẫn không có dấu hiệu thở thì mẹ cần thực hiện tiếp bằng cách: đặt bé nằm ngửa, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của trẻ để trẻ có thể hít thở đều.

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm biến thể Xec của Covid (Nguồn: Quatidiano.net)

Châu Á: Làn sóng COVID-19 mới lan rộng - Cảnh giác nhưng không hoảng loạn

(GLO)- Những số liệu mới đây cho thấy, số ca mắc mới Covid-19 tại một số quốc gia Châu Á có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì chủ quan hay hoảng loạn, giới chức y tế nhiều quốc gia đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó nhằm phòng ngừa khả năng bùng phát dịch trên diện rộng.

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

(GLO)- Sáng 20-5, tại thị trấn Chư Ty  (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng-chống bệnh dại năm 2025.

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

(GLO)- Sáng 18-5, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam (Viện Phương Nam) khai giảng khoá tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”. Tham dự có ông Lý Minh Thái- Giám đốc Sở Y tế tỉnh, lãnh đạo Viện Phương Nam và đông đảo học viên.

55 nhân viên y tế Gia Lai tập huấn phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt

55 nhân viên y tế Gia Lai tập huấn phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt

(GLO)- Từ ngày 13 đến 16-5, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai mở 2 lớp tập huấn triển khai hoạt động phòng-chống rối loạn do thiếu hụt I ốt cho cán bộ chuyên trách 55 trạm y tế xã, phường, thị trấn được chọn khám điều tra phát hiện sớm bệnh bướu cổ trên địa bàn tỉnh.