Bé gái 9 tháng tuổi tử vong do sặc sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 26-9, công an tỉnh Tiền Giang cho biết kết luận bước đầu bé N.T.B (9 tháng tuổi, ngụ xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè) tử vong do sặc sữa tại thị xã Cai Lậy.

Khi trẻ bị sặc sữa, thức ăn, người lớn phải khẩn trương làm cho sữa, thức ăn ra khỏi đường hô hấp
Khi trẻ bị sặc sữa, thức ăn, người lớn phải khẩn trương làm cho sữa, thức ăn ra khỏi đường hô hấp



Theo kết quả điều tra, anh L. M. X. (34 tuổi, ngụ xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy) và chị N.T.T.S (34 tuổi, ngụ xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè) có sống chung với nhau như vợ chồng tại nhà của anh X.

Khoảng 14 giờ ngày 25-9, chị S. có việc nên về nhà của mình ở huyện Cái Bè và giao con gái riêng của mình là N.T.B cho anh X. trông.

Sau đó, anh X.  lấy bình sữa cho bé B. uống. Bất ngờ, bé ngưng uống, có dấu hiệu khó thở và tím tái, trào sữa.

Anh X. đưa bé B. vào bệnh viện cấp cứu nhưng bé B. đã tử vong sau đó.

 

Theo bác sĩ Võ Thị Thu Hà-Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản tỉnh Tiền Giang, khi cho con bú, cần bế con trong lòng, cho bú ở tư thế đúng, tránh tư thế nằm nghiêng vì dễ dẫn tới sặc sữa.

Bác sĩ Thu Hà khuyến cáo khi trẻ bị sặc sữa thì việc đầu tiên là người lớn phải khẩn trương làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp.

Nhanh nhất là đặt bé nằm lật úp và dùng tay vỗ vào lưng bé cho sữa trào ra ngoài.

Hoặc là dùng miệng mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Sau đó để bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp xuống. Hút càng nhanh, càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra.

Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để cấp cứu.

Hoài Thương (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...