Cựu phó giám đốc công an TP Hà Nội cầm hơn 2,6 triệu USD để 'chạy án'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị cáo buộc đã nhận hơn 2,6 triệu USD để đưa cho Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng Điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an, nhằm giúp 2 lãnh đạo doanh nghiệp chạy án

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu".

Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn thời điểm còn tại vị. Ảnh: T.V

Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn thời điểm còn tại vị. Ảnh: T.V

Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố 54 bị can về 5 tội danh gồm: Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối hộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong số này, có nhiều cựu sĩ quan lực lượng công an, trong đó có bị can Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội, bị đề nghị về tội môi giới hối lộ; Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng Điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo kết luận, khi dịch COVID-19 bùng phát, các bị can trong vụ lợi dụng "chuyến bay giải cứu" để trục lợi. Hành vi này gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản của người dân; ảnh hưởng xấu đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế… Khi cơ quan an ninh tiến hành điều tra vụ án, các bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh (Blue Sky), và Lê Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Blue Sky, đã gặp Nguyễn Anh Tuấn, lúc đó đang là Phó giám đốc Công an TP Hà Nội nhờ giúp đỡ.

Do có quen biết với Hoàng Văn Hưng, khi đó là Trưởng phòng Điều tra Cục An ninh điều tra Bộ Công an, nên bị can Nguyễn Anh Tuấn nhận lời làm trung gian, giúp Hằng và Sơn không bị xử lý hình sự - kết luận điều tra nêu. Trong năm 2022, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội đã nhận từ Hằng tổng cộng hơn 2,6 triệu USD.

Tại cơ quan điều tra, bị can Nguyễn Anh Tuấn khai sau đó chuyển hơn 2,2 triệu USD cho Hoàng Văn Hưng để lo cho Hằng và Sơn không bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên, Căn cứ vào kết quả điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định chỉ đủ căn cứ kết luận Hoàng Văn Hưng đã nhận 800 ngàn USD từ Nguyễn Anh Tuấn. Do đó, Nguyễn Anh Tuấn phải chịu trách nhiệm đối với hơn 1,8 triệu USD.

Với Hoàng Văn Hưng, cơ quan điều tra kết luận từng là điều tra viên chính thụ lý vụ án "chuyến bay giải cứu". Tuy vậy, ông ta nhiều lần trao đổi thông tin với Nguyễn Anh Tuấn; gặp gỡ Hằng - đối tượng bị điều tra. Việc này diễn ra ngoài trụ sở, không được báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền…

Bên cạnh đó, bị can Hưng còn hướng dẫn Hằng, Sơn cách thức khai báo khi làm việc với điều tra viên. Trong đó, Hằng sẽ đóng vai trò: "Dù là người thực hiện hành vi phạm tội nhưng không bị xử lý hình sự do đã tự thú trước khi bị phát giác" còn Sơn cũng không bị xử lý hình sự do không có liên quan.

Giai đoạn sau, bị can Hưng bị chuyển công tác sang Trưởng phòng Chính trị Hậu cần Cục An ninh điều tra. Tuy nhiên, bị can này tiếp tục tìm kiếm thông tin điều tra, cung cấp cho Hằng, Sơn; khẳng định bản thân vẫn "kiểm soát được tình hình".

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.