Cựu điều tra viên Công an TP Thủ Đức lãnh 7 năm 6 tháng tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cựu điều tra viên khai phải thụ lý hơn chục vụ án, Đào Anh Tuấn bỏ trốn nên bị cáo cất hồ sơ vào tủ và quên mất.

Ngày 8-5, TAND TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm Đoàn Thanh Phương (SN 1984; cựu thiếu tá, điều tra viên sơ cấp Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức) về tội "Giả mạo trong công tác".

Nội dung vụ án thể hiện thời gian là điều tra viên sơ cấp Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức, Phương đã làm giả 7 văn bản tố tụng liên quan vụ án Đào Anh Tuấn có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, nhà nước.

Cụ thể, ngày 4-9-2019, Phương được phân công xác minh nguồn tin tội phạm liên quan đến Đào Anh Tuấn.

Bị cáo Phương tại phiên xét xử

Bị cáo Phương tại phiên xét xử

Đến ngày 1-11-2019, Công an quận 9 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Đào Anh Tuấn; đồng thời có công văn đề nghị VKSND quận 9, phê chuẩn các văn bản tố tụng này.

Tuy nhiên, Phương không chuyển công văn và các quyết định này cho VKND quận 9 mà cất hồ sơ vào tủ cá nhân tại phòng làm việc.

Do Tuấn bỏ đi khỏi nơi cư trú nên ngày 31-1-2020, Công an quận 9 ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và ra quyết định truy nã.

Phương tiếp tục không chuyển các văn bản này tới VKSND quận 9 mà cất vào tủ cá nhân tại phòng làm việc.

Tháng 1-2021, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận 9 yêu cầu Phương cung cấp quyết định truy nã để đi bắt Tuấn đang lẩn trốn tại Ninh Thuận. Lúc này, Phương đã cắt, dán chữ ký photo của ông Quách Thắng - Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an quận 9 để làm giả quyết định truy nã.

Khi bắt được Tuấn, Phương tiếp tục sử dụng máy tính soạn thảo lệnh tạm giam số 200 ngày 4-6-2021 để tạm giam Đào Anh Tuấn từ ngày 5-6-2021 đến ngày 3-8-2021, ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can và công văn đề nghị VKSND TP Thủ Đức phê chuẩn lệnh tạm giam đối với Đào Anh Tuấn.

Tuy nhiên, do trước đó Phương chưa chuyển các đề nghị, quyết định này đi nên không được VKSND TP Thủ Đức phê chuẩn.

Để che giấu những vi phạm của mình, Phương lấy các quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố của một bị can khác, rồi cạo xóa, tẩy sửa nội dung thành nội dung của Đào Anh Tuấn.

Sau đó, cán bộ quản lý hồ sơ nhà tạm giữ phát hiện hồ sơ của bị can Đào Anh Tuấn có 2 quyết định gia hạn tạm giam của VKSND TP Thủ Đức bị sai tội danh nên báo cho Phương bổ sung lại.

Ngày 7-9-2021, Phương xin rút 2 quyết định liên quan để tiêu hủy nhưng không cung cấp quyết định điều chỉnh bổ sung nên cán bộ quản lý hồ sơ tạm giam nhà tạm giữ đã liên hệ VKSND TP Thủ Đức đề nghị cấp.

Lúc này, VKSND TP Thủ Đức phát hiện không thụ lý kiểm sát điều tra vụ án Đào Anh Tuấn.

Do đó, 19-9-2021, VKSND TP Thủ Đức ra quyết định trả tự do cho Đào Anh Tuấn do tạm giam không có căn cứ, trái pháp luật. Đến ngày 17-8-2022, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đào Anh Tuấn để điều tra về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".

Tại toà, bị cáo Phương khai lý do làm giả hàng loạt văn bản tố tụng trên vì thời điểm đó bị cáo phải thụ lý hơn chục vụ án. Riêng vụ án của Đào Anh Tuấn, do bị cáo bỏ trốn nên Phương cất hồ sơ vào tủ và... quên mất.

Khi phát hiện, bắt giữ được bị can Tuấn, bị cáo buộc phải làm giả các quyết định để hợp thức hóa, che đậy lỗi sai trước đó của mình.

Xem xét vụ án, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Phương 7 năm 6 tháng tù.

Có thể bạn quan tâm

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.