Cựu Chủ tịch GPBank lĩnh 9 năm tù trong vụ thất thoát hơn 437 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bị cáo Tạ Bá Long (cựu Chủ tịch HĐQT GPBank) bị xác định cùng đồng phạm cho vay tiền trái quy định, khiến ngân hàng thiệt hại hơn 437 tỉ đồng.

Cựu Chủ tịch HĐQT GPBank - Tạ Bá Long khi nghe toà tuyên án. Ảnh: V.Dũng.
Cựu Chủ tịch HĐQT GPBank - Tạ Bá Long khi nghe toà tuyên án. Ảnh: V.Dũng.
Chiều 29.3, sau một tuần thẩm vấn, nghị án, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Tạ Bá Long (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại CP Dầu khí Toàn Cầu - GPBank) 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Cùng tội danh với bị cáo Long, toà tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn An (cựu Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị GPBank) 12 năm; Phạm Quyết Thắng (cựu Tổng Giám đốc GPBank) 9 năm, Đỗ Trung Thành (cựu Phó Tổng Giám đốc) 7 năm.
6 bị cáo nguyên cán bộ của GPBank bị tuyên phạt từ 2-3 năm.
Ở nhóm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", tòa tuyên phạt bị cáo Phùng Ngọc Khánh (cựu Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Sài Gòn One, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty M&C) mức án từ 13 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP phát triển Điện lực Sài Gòn - viết tắt là Công ty Điện lực Sài Gòn), 8 năm tù; Kim Văn Bộ (Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn) 3 năm tù.

Các bị cáo trong vụ án thất thoát hơn 961 tỉ đồng tại GPBank nghe toà tuyên án. Ảnh; V.Dũng.
Các bị cáo trong vụ án thất thoát hơn 961 tỉ đồng tại GPBank nghe toà tuyên án. Ảnh; V.Dũng.
Quá trình xét hỏi, HĐXX nhận định, nhóm bị cáo Phùng Ngọc Khánh, Nguyễn Trọng Hiếu và Kim Văn Bộ có hành vi gian dối, ký khống hợp đồng mua bán 6 căn hộ tại dự án Sài Gòn M&C để vay vốn GPBank số tiền 305 tỉ đồng.
Qua đó, các bị cáo Khánh, Hiếu và Bộ đã chiếm đoạt số tiền 290 tỉ đồng của GPBank. Hành vi của các bị cáo gây thất thoát cho GPBank số tiền hơn hơn 437 tỉ đồng cả gốc lẫn lãi (trước đó, Viện Kiểm sát cáo buộc thiệt hại là 961 tỉ đồng).
Cơ quan tố tụng xác định, tài sản đảm bảo gồm 6 căn hộ, 255.000 cổ phần của Công ty Khải Minh tại Công ty M&C và 40.000 cổ phần của Phùng Ngọc Khánh tại Công ty M&C. Tuy nhiên, Công ty M&C không có quyền sở hữu, quyền kinh doanh với 6 căn hộ trên.
Tại thời điểm năm 2011, giá trị 255.000 cổ phần của Công ty M&C là hơn 14,2 tỉ đồng. Nhưng đến năm 2018, Công ty M&C đã dừng hoạt động và bị cưỡng chế thu hồi hóa đơn giá trị gia tăng, không có giá trị tài sản thực tế nên Hội đồng định giá không thể định giá doanh nghiệp và cổ phần.

Các bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại GPBank nghe toà tuyên án. Ảnh: V.Dũng.
Các bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại GPBank nghe toà tuyên án. Ảnh: V.Dũng.
Với tội danh lừa đảo, Khánh được xác định giữ vai trò chủ mưu. Hai bị cáo Hiếu, Bộ thực hành tích cực để nâng khống giá trị tài sản đảm bảo. Hành vi chiếm đoạt tiền của các bị cáo gây thiệt hại cho GPBank đặc biệt lớn, số tiền hơn 437 tỉ đồng. Vì vậy toà yêu cầu các bị cáo lừa đảo, phải bồi thường 90% trong tổng số hơn 437 tỉ đồng; 10% còn lại là Công ty Điện lực Sài Gòn.
Trong vụ án, các bị cáo thuộc lãnh đạo, cán bộ GPBank, toà cho rằng, họ không thực hiện đúng việc kiểm tra, thẩm định mục đích sử dụng vốn, khả năng tài chính, phương án sử dụng vốn, tài sản thế chấp… Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho GPBank.
VIỆT DŨNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.