Cựu chiến binh làm giàu từ vườn-ao-chuồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia đình ông Vũ Văn Chính (thôn Tao Klăh, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chuyển đổi diện tích hồ tiêu bị bệnh chết sang mô hình kinh tế tổng hợp vườn-ao-chuồng cho thu nhập cao.
Năm 2016, trong khi nhiều gia đình ở huyện Chư Pưh điêu đứng vì vườn hồ tiêu bị bệnh chết nhanh chất chậm, thậm chí có người phải bán vườn rẫy để bỏ đi nơi khác kiếm sống thì gia đình ông Vũ Văn Chính vẫn cố gắng bám trụ với hy vọng đất không phụ công người.
Nhìn vườn hồ tiêu hơn 1 ha vốn liếng nửa đời người gầy dựng bỗng chốc chết sạch, ông Chính đau lòng lắm. Nhưng cũng từ bài học này, ông nhận ra rằng, muốn phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững thì cần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ qua lại.
Sau khi nhổ bỏ hết trụ hồ tiêu bị chết, ông cải tạo lại đất và chuyển sang trồng khoảng 1.000 cây cà phê. Hiện tại vườn cà phê của gia đình ông đã cho thu hoạch với sản lượng khoảng 4 tấn nhân/năm. Năm 2019, ông mạnh dạn đầu tư trồng thêm 1 sào cây ăn quả, chủ yếu là nhãn Hưng Yên.
Ông Chính lý giải: “Tôi tham quan một vài mô hình trồng nhãn và thấy phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây. Nếu trồng thưa, chăm sóc tốt có thể thu được cả triệu đồng/cây”. Mặt khác, ông cũng tận dụng diện tích đất trống xung quanh vườn để trồng keo, bắp, chuối vừa để chắn gió, vừa đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm.
Ông Vũ Văn Chính (bìa phải) bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: Anh Huy
Ông Vũ Văn Chính (bìa phải) bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: Anh Huy
Ông Chính cho biết, phải kết hợp trồng trọt với chăn nuôi mới hỗ trợ cho nhau và cho thu nhập ổn định. Đàn dê của gia đình ông luôn duy trì từ 15 đến 20 con và thức ăn chủ yếu là lá keo và cây cỏ trong vườn. Bình quân mỗi năm, ông xuất bán 2 lứa dê thương phẩm (giá 130.000 đồng/kg), mỗi đợt khoảng 8-10 con và mỗi con nặng 30-40 kg. Ông Chính bộc bạch: “Mỗi năm, đàn heo sinh sản 2 lứa và mỗi lứa 8-10 con. Tất cả đều giữ lại để nuôi heo thịt. Với giá cả như hiện nay, nguồn thu từ heo tương đối ổn định”.
Ngoài dê và heo, gia đình ông còn nuôi thêm gà và đào ao thả cá. Ông Chính nhẩm tính mỗi năm tổng thu nhập của gia đình từ vườn-ao-chuồng gần 400 triệu đồng và con số này dự kiến sẽ tăng khi vườn cây ăn quả bắt đầu cho thu hoạch. “Lúc trước, 1 ha hồ tiêu cũng chỉ mang lại khoảng 300 triệu đồng/năm. Chừng đó chưa phải là cao nếu so với mô hình kinh tế gia đình thời điểm hiện tại”-ông Chính đúc kết. 
Ông Phạm Thành Tuyến-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Rong-cho rằng: Mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng của ông Chính mang lại hiệu quả cao. Không chỉ sản xuất giỏi, ông Chính còn tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh và Phó Trưởng thôn Tao Klăh. Chi hội Cựu chiến binh thôn hiện có 13 hội viên đều có nguồn thu nhập ổn định từ cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả...
Từ đầu năm 2019 đến nay, tất cả hội viên trong chi hội đều tích cực tham gia Câu lạc bộ “Ánh sáng tiếng kẻng an ninh”, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Ông Chính còn vận động hội viên đóng góp quỹ để giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn bằng cách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, duy trì có hiệu quả sinh hoạt Chi hội.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.