Cựu chiến binh Ia Grai phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên trong cuộc sống.
Huyện Ia Grai hiện có 3.320 hội viên CCB. Các cấp Hội CCB trong huyện chủ động phối hợp với ngành chức năng thành lập 64 tổ tiết kiệm và vay vốn với 2.539 hộ vay hơn 92 tỷ đồng vốn ủy thác của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện. Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình hội viên được giải quyết được việc làm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập.
Bà Trần Thị Hồng Nhung-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ia Grai-đánh giá: Các cấp Hội CCB tích cực phối hợp với Phòng Giao dịch trong việc làm hồ sơ, thủ tục cho hội viên vay vốn cũng như theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, đảm bảo vốn vay phát huy hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu từ 0,18% (năm 2018) giảm xuống dưới 0,15% (tháng 10-2020).
Cựu chiến binh Rơ Mah Punh (làng Yam, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Cựu chiến binh Rơ Mah Punh (làng Yam, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư
Hội CCB thị trấn Ia Kha là một trong những đơn vị làm tốt tín chấp vay vốn ưu đãi. Đến nay, hơn 250 hội viên thuộc 4 tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội CCB thị trấn đang vay tổng cộng gần 7 tỷ đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện. Các hội viên CCB sử dụng vốn vay khá hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân hàng.
Ông Ksor Thí-Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn làng Yam-cho biết: “Làng Yam hiện có 59 hộ vay trên 2 tỷ đồng từ Ngân hàng CSXH. Được vay vốn ưu đãi, bà con không phải bán đất đai, không phải cầm cố các loại tài sản mà vẫn có tiền cải tạo ruộng vườn, mua cây-con giống sản xuất. Nhiều hộ gia đình CCB vay vốn ưu đãi cho các con ăn học, làm cà phê, chăn nuôi bò, vươn lên khá giả và tận tình hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay hiệu quả, chi tiêu tiết kiệm, không nợ nần dây dưa”.
Trao đổi với P.V, ông Hoàng Đức Trí-Chủ tịch Hội CCB huyện Ia Grai-nhấn mạnh: “Để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn vốn vay ưu đãi, các cấp Hội CCB trong huyện chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn, phấn đấu 100% tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, sinh hoạt tổ ít nhất mỗi quý 1 lần, kiên quyết không vay “tín dụng đen” bên ngoài”.
HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.