Cục Thú y tập huấn về giám sát bệnh dại tại tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 22-3, tại TP. Pleiku, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về giám sát bệnh dại tại tỉnh Gia Lai.

Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ dự án giám sát cúm gia cầm và các bệnh chung ở góc độ tương tác giữa người và động vật khác tại Việt Nam giai đoạn 2022-2027 do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tài trợ. Ông Nguyễn Văn Long-Cục trưởng Cục Thú y dự và phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn. Tham gia tập huấn có gần 70 học viên là cán bộ chuyên trách về công tác phòng-chống bệnh dại tỉnh Gia Lai và các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Long-Cục trưởng Cục Thú y dự và phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện

Ông Nguyễn Văn Long-Cục trưởng Cục Thú y dự và phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn. Ảnh: Như Nguyện

Theo Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn quốc ghi nhận 27 ca tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tại Gia Lai ghi nhận 2 ca tử vong từ đầu năm 2024 đến nay. Gia Lai cũng là điểm nóng và đứng đầu cả nước về số ca tử vong do bệnh dại trong năm 2023 với 14 trường hợp tử vong. Tuy nhiên công tác phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa đạt hiệu quả như mong muốn, tỷ lệ tiêm vắc xin dại cho chó, mèo năm 2023 đạt thấp, chỉ chiếm 6% so với tổng đàn; ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng vẫn chưa cao; công tác quản lý vật nuôi còn lỏng lẻo… là những nguyên nhân khiến bệnh dại gia tăng. Vì vậy, việc tổ chức lớp tập huấn này tại tỉnh Gia Lai là vô cùng ý nghĩa, thiết thực.

Tại lớp tập huấn, các học viên được thông tin về tình hình bệnh dại trên động vật và công tác phòng-chống; tình hình bệnh dại động vật trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; tình hình dịch bệnh dại, các hoạt động phòng-chống tại tỉnh Gia Lai; các kết quả đạt được, khó khăn thách thức…

Đại diện Cục Thú y thông tin tình hình bệnh dại trên động vật và công tác phòng-chống. Ảnh: Như Nguyện

Đại diện Cục Thú y thông tin tình hình bệnh dại trên động vật và công tác phòng-chống. Ảnh: Như Nguyện

Lớp tập huấn cũng dành nhiều thời gian giới thiệu về giám sát dựa vào sự kiện (EBS); tổng quan về việc triển khai giám sát IBCM tại Việt Nam; chẩn đoán, xét nghiệm bệnh dại trên động vật; hướng dẫn lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản bệnh phẩm bệnh dại trên động vật; an toàn sinh học khi lấy mẫu, vận chuyển bệnh phẩm nghi dại.

Ngoài ra, Cục Thú y, Chi cục Thú y vùng V cũng hướng dẫn cài đặt REACT; giới thiệu về IBCM và phần mềm REACT; quy trình giám sát và báo cáo theo mô hình IBCM và biểu mẫu thu thập thông tin, báo cáo trong mô hình IBCM…

Lớp tập huấn góp phần giúp học viên cập nhật thông tin, nâng cao năng lực chuyên môn, từ đó triển khai hiệu quả các hoạt động phòng-chống bệnh dại thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.