Cục Quản lý Dược cảnh báo về thuốc chứa tân dược không được cấp phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Quản lý Dược chưa cấp giấy đăng ký lưu hành cho sản phẩm Viên nang cứng Yuan Bone, cơ sở sản xuất Yuanyan (TW) Pharmaceutical. Co.Ltd chưa có thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành ở Việt Nam.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả có tên Viên nang cứng Yuan Bone.

screenshot-2024-12-20-at-20-57-16-cuc-quan-ly-duoc-canh-bao-ve-thuoc-chua-tan-duoc-khong-duoc-cap-phep-vietnam-vietnamplus.png
Hình ảnh Viên nang cứng Yuan Bone giả có chứa tân dược. (Nguồn: Bộ Y tế)

Cục Quản lý Dược cho biết đã nhận được văn thư của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương báo cáo về mẫu sản phẩm viên nang cứng Yuan Bone không có số đăng ký, số lô; ngày sản xuất: 1/9/2024, hạn dùng: 1/9/2029; địa chỉ nơi sản xuất không có.

Cơ sở phân phối: Yuan Don medical SDN. BHD. Địa chỉ: 66 Jalan Inderapura, 50450, Kuala Lampur, Selangor D.E., Malaysia.

Mẫu sản phẩm được Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương lấy tại Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Thiên Phúc Đường, kiểm tra phát hiện hiện có chứa tân dược Paracetamol và Diclofenac natri không có trong thành phần công thức ghi trên nhãn sản phẩm.

Theo thông tin tra cứu trên dịch vụ công tại trang web https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc/index, ngày 17/12, Cục Quản lý Dược chưa cấp giấy đăng ký lưu hành cho sản phẩm có tên như trên, cơ sở sản xuất có tên Yuanyan (TW) Pharmaceutical. Co.Ltd chưa có thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và sức khỏe cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Bình Dương khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định (nếu có).

Báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan ngay khi có kết quả.

Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Quản lý Dược yêu cầu thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc; kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát xác minh nguồn gốc hóa đơn chứng từ mua bán sản phẩm trên, kịp thời phát hiện việc sản xuất, buôn bán và sử dụng sản phẩm vi phạm nêu trên; báo cáo kết quả thanh kiểm tra về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công văn số 7173/BYT-QLD ngày 12/12/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài ra, cần phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở kinh doanh sử dụng thuốc và người dân về sản phẩm vi phạm nêu trên và chỉ mua/bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; không mua/bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan tại địa phương.

Theo PV (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.